11/03/2013 04:30 GMT+7

"Công an được bắn": người ủng hộ, người phân vân

NGUYỄN THỊ HỒNG CHÂU
NGUYỄN THỊ HỒNG CHÂU

TT - Ðã có hai luồng ý kiến ngược nhau trong 150 phản hồi đề xuất "Chống người thi hành công vụ: công an được bắn" (Tuổi Trẻ ngày 10-3). Những người phản đối đã bày tỏ lo ngại sẽ có sự lạm dụng với quy định.

TT - Ðã có hai luồng ý kiến ngược nhau trong 150 phản hồi đề xuất "Chống người thi hành công vụ: công an được bắn" (Tuổi Trẻ ngày 10-3). Những người phản đối đã bày tỏ lo ngại sẽ có sự lạm dụng với quy định.

NfMnpc1m.jpgPhóng to
Một thanh niên cầm vỏ chai tấn công cảnh sát giao thông ở Lạng Sơn trong một clip phát trên mạng tháng 6-2012

Tôi đồng tình

Tôi đồng tình về quyết định cho phép công an được phép bắn trực tiếp vào đối tượng chống người thi hành công vụ. Vì đã có nhiều trường hợp công an viên bị các đối tượng côn đồ chống trả bằng hung khí khiến bị thương nặng (có thể tàn phế suốt đời) hoặc thiệt mạng. Các công an viên này cũng là con người, cũng có cha mẹ, vợ con cần phụng dưỡng, chăm sóc. Hãy cho phép công an có quyền bắn vào đối tượng chống trả, nhưng phải quy định là chỉ bắn vào tay, chân để chúng không chạy, không chống trả được.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Cần mạnh tay với tội phạm

Kẻ phạm tội, nhất là những loại tội phạm nghiêm trọng, thường chống trả quyết liệt, không kể đến mạng sống của người khác nhằm tẩu thoát hoặc thực hiện bằng được hành vi dã man. Nếu chúng ta không có biện pháp mạnh thì xã hội sẽ bất an. Cho nên đối với những kẻ hung bạo cố tình chống trả người thi hành công vụ thì việc ngành công an kiên quyết áp dụng biện pháp mạnh như được bắn trực tiếp để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng xảy ra là điều vô cùng cần thiết.

TRẦN QUANG THÔNG

Phức tạp

Việc khống chế, bắt giữ người phạm tội có nhiều biện pháp, có thể là bằng võ thuật, bằng công cụ hỗ trợ, bằng phương tiện kỹ thuật, nói chung là bằng các biện pháp nghiệp vụ của người thi hành công vụ. Còn với quy định "nổ súng trực tiếp" thì phải hết sức cân nhắc. Nếu như việc khống chế, bắt giữ còn có quy trình xét xử theo pháp luật sau đó, còn "nổ súng trực tiếp" thì chúng ta hiểu là "xử" ngay tại hiện trường, rất phức tạp.

nhathuonghuynh@...

Sử dụng nghiệp vụ khác

Tôi thấy khi thi hành công vụ trấn áp tội phạm, lực lượng thi hành công vụ cũng không nhất thiết phải bắn, có nhiều cấp độ để khống chế tội phạm. Chúng ta nên huấn luyện kỹ năng khống chế tội phạm một cách chuyên nghiệp. Nên trang bị công cụ hỗ trợ như súng bắn điện, đạn cao su, roi điện ở mức làm tê liệt khả năng kháng cự của tội phạm để khống chế là ổn rồi.

NGUYỄN QUANG DŨNG

Cần quy định cụ thể

Tôi thấy không nên, vì như thế có thể dẫn đến lạm dụng vũ lực. Còn nếu áp dụng thì phải quy định rất cụ thể trường hợp nào mới được phép nổ súng và chỉ nổ súng trong các trường hợp thật sự cần thiết. Nếu đối tượng chỉ mang dao thì lẽ nào công an không thể tiếp cận và khống chế được? Nếu nổ súng không cần thiết gây chết người rồi đưa ra lý luận chống người thi hành công vụ thì làm sao xác minh công an hay nạn nhân sai?

toan.nguyenk@...

Dễ bị lạm dụng

Tôi thấy lo ngại về đề xuất này. Trong thời gian qua đã có những vi phạm hành chính thông thường của người dân thôi, ví dụ như đi xe máy không đội mũ bảo hiểm khi thấy công an giao thông kiểm tra thì bỏ chạy, người vi phạm cũng bị truy đuổi rồi bị đánh... Nếu cho phép công an bắn người chống người thi hành công vụ thì dễ bị lạm dụng, có thể sẽ có nhiều người bị bắn trong tình huống chưa cần dùng biện pháp đó. Ðiều này cùng có thể dẫn đến chuyện người phạm tội sẽ có tâm lý không còn con đường nào để lựa chọn nên sẽ liều mạng thì hậu quả càng nguy hiểm hơn. Vì vậy cần cân nhắc kỹ về vấn đề này.

HỒNG QUANG

NGUYỄN THỊ HỒNG CHÂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên