24/09/2012 15:11 GMT+7

Bảo vệ kênh Nhiêu Lộc: phải kê "thuốc đắng"!

DUY QUANG
DUY QUANG

TTO - Hình ảnh một số người dân xả rác, đổ xà bần xuống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trong bài Ai “ám sát” kênh Nhiêu Lộc? làm nhiều bạn đọc bức xúc và đưa ra nhiều giải pháp để bảo vệ dòng kênh.

Nhiều bạn đọc cho rằng thực tế đáng buồn, đáng lo ấy sẽ tiếp diễn nếu không có những hình thức giám sát, xử phạt đủ tính răn đe như phạt tiền, lao động công ích... Có ý kiến cho rằng nên khuyến khích người dân chụp ảnh, ghi hình việc xả rác xuống kênh rồi chuyển cho cơ quan chức năng xử lý.

Tuổi Trẻ Online trích đăng một số ý kiến.

Để giữ một dòng kênh đẹpHệ thống lược rác quá tảiSức sống mới từ một dòng kênh

qgxqO4Ue.jpgPhóng to
Người đàn ông này liên tiếp vứt những bịch rác lớn, miếng kính vỡ hay những miếng xốp xuống kênh - Ảnh tư liệu báo Tuổi Trẻ

Khuyến khích người dân chung sức

Đây là dòng kênh dài, chảy qua nhiều quận nên cần sự hỗ trợ của mọi người dân. Xử phạt không phải là biện pháp hay nhưng tôi tin rằng trong hoàn cảnh hiện tại, đây là cách cần thiết để tập cho cộng đồng ý thức bảo vệ cảnh quan thành phố, bảo vệ môi trường sống.

Tôi đề xuất nên cho phép người dân khi thấy những hành vi làm ô nhiễm dòng kênh có thể ghi hình lại rồi chuyển cho cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ dân phố để xử phạt. Mức phạt nên đủ sức răn đe người vi phạm và số tiền này dùng để thưởng cho người thông báo, tạo kinh phí bảo dưỡng dòng kênh.

Cử người giám sát

Các cơ quan chức năng hãy phân công người chịu trách nhiệm giám sát việc xả rác xuống kênh. Nếu không có người sẵn thì tuyển nhân viên và trả lương hẳn hoi, sẽ không lo thiếu người ứng tuyển. Đừng trông chờ nhiều vào ý thức người dân mà hãy sử dụng pháp luật, hãy phạt thật nặng những người làm ô nhiễm dòng kênh.

Phạt thật nặng

Nên có chế tài phạt thật nặng những ai làm bẩn dòng kênh. Chẳng hạn, vứt một mẩu rác ra nơi cấm, phạt một năm lương cơ bản hoặc lao động công ích một năm. Tái phạm thì tăng gấp đôi so với mức tiền phạt lần vi phạm trước đó. Trích nửa khoản tiền phạt để thưởng cho những người phát hiện và cung cấp bằng chứng. Tôi nghĩ nếu thử áp dụng hình thức này, sau một thời gian ngắn dòng kênh sẽ được cải thiện rất nhiều.

RvRZtF4j.jpgPhóng to
Nhiều bao rác được ném thẳng xuống kênh nổi lềnh bềnh - Ảnh tư liệu báo Tuổi Trẻ

Kết hợp nhiều biện pháp

Về việc bảo vệ dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, tôi có vài ý kiến:

1. Tổ chức phân công quản lý cho các phường, các quận có dòng kênh chảy qua và chịu trách nhiệm giám sát, xử phạt các trường hợp vi phạm.

Phạt thật nặng người "ám sát" dòng kênh

Rõ ràng đây là chuyện ý thức quá kém của một số người dân khi đối xử tệ với dòng kênh đẹp. Người ta không ý thức được rằng để có dòng kênh sạch đẹp như hôm nay, chính quyền thành phố đã tốn bao tiền của, công sức, tâm huyết. Và có lẽ người ta cũng chẳng hiểu dòng kênh kia sạch đẹp sẽ tạo ra một mỹ quan, một môi trường sống trong lành và sạch đẹp cho chính họ.

Những người vứt rác xuống kênh có lẽ đã nghĩ rằng ta cứ vứt, sẽ có người thu gom quét dọn, nếu không thì công nhân làm vệ sinh "thất nghiệp" sao?! Theo tôi, cách đơn giản nhất vẫn là xử phạt thật nặng những người vứt rác ra kênh. Chỉ có như vậy mới có thể cứu được dòng kênh thoát khỏi tay những người "ám sát" và giữ được dòng kênh sạch đẹp trong mắt người dân cũng như bạn bè quốc tế.

TRƯƠNG TRÀ

2. Thực hiện treo băngrôn tuyên truyền, mức xử phạt và đường dây nóng để người dân báo.

3. Cấm buôn bán, kinh doanh, đổ xà bần, tập kết rác hai bên hành lang kênh. Các đơn vị thi công gần khu vực bờ kênh phải được UBND phường hoặc quận cho phép lập điểm tập kết vật tư xây dựng, nơi để xe và các đơn vị này phải có trách nhiệm bảo vệ dòng kênh.

4. Các trường hợp vi phạm bị xử phạt sẽ đồng thời bị đưa hình ảnh lên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Phạt lao động công ích

Thành phố đã chi ngân sách để cải tạo dòng kênh cực kỳ ô nhiễm này. Giờ đây tuyến kênh đã lột xác, do vậy không thể để cho những người vô ý thức hủy hoại thành quả ấy. Các quận có tuyến kênh đi qua cần kết hợp việc tuyên truyền bảo vệ môi trường cho những hộ dân ở dọc theo tuyến kênh với biện pháp hành chính cứng rắn hơn như mức phạt tiền cao, phạt lao động công ích đúng nơi đã xả rác...

Nếu kiên quyết thực hiện triệt để các biện pháp trên, chắc chắn sẽ không còn những hình ảnh như Tuổi Trẻ đã đăng.

Giúp người xả rác hiểu tác hại hành động của mình

Tại sao có những người không hiểu rằng khi họ xả rác xuống kênh thì chính họ sẽ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất khi môi trường ô nhiễm?

Chúng ta cần vận động, tuyên truyền người dân khu vực dọc kênh (bằng hình ảnh, bằng tài liệu so sánh không chỉ giữa khu vực này với khu vực khác mà còn giữa nước ta với một số nước làm tốt công tác vệ sinh môi trường...) để họ hiểu hơn tác hại của việc họ làm.

Sau đó, các cơ quan chức năng cần tiến hành xử lý hành chính đối với hành vi xả rác xuống kênh, dọc theo bờ kênh giống như chúng ta từng làm đối với việc đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy. Bên cạnh đó cũng cần nâng cấp hệ thống thu gom, xử lý rác của địa bàn.

DUY QUANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên