Phóng to |
Gian lận xăng dầu và cả những mặt hàng khác ở VN là thường xuyên. Việc giáo dục, kêu gọi người tiêu dùng cảnh giác là không khả thi, chỉ có chế tài, trừng trị của pháp luật.
Nhưng có vẻ các cơ quan chức năng không quan tâm nhiều lắm đến vấn đề này. Thử phạt nặng (khung hình sự...), cấm hành nghề hoặc cấm tham gia kinh doanh tất cả các hình thức xem! Nói chung là làm được vì các quốc gia phát triển đã làm được.
Trần Hiếu Nhân
|
Các chế tài phạt hiện nay chưa đủ mạnh để việc gian lận này dừng lại. Cần phải tước giấy phép vĩnh viễn, truy thu tiền và xử phạt tù mới có thể đánh tan được nạn ăn chặn này.
Nhưng tôi cũng nghi ngờ nếu tất cả điều này xảy ra, nạn ăn hối lộ lại trỗi dậy giữa cơ quan xử phạt và người bị xử phạt. Cơ chế chúng ta có quá nhiều lỗ hổng nên việc thực hiện quá nhiều nhiêu khê. Tuy nhiên thà chúng ta mạnh tay, đến đâu làm đến đó còn hơn nói cho nhiều mà lại không làm được gì.
Lộc
Bệnh “ung thư” của giới kinh doanh xăng dầuTình trạng các cây xăng đong thiếu cho người tiêu dùng ở đâu cũng có. Báo phản ánh cứ phản ánh, có thay đổi được gì đâu? Đơn giản nhất là thao tác bán xăng trước khi bơm xăng cho khách hàng phải trả về 0 rồi mới bơm, thử hỏi có bao nhiêu nhân viên cây xăng thao tác đúng cho dù có bảng qui định trả về 0?
Nguyễn Hà
Đổ 50.000 đồng xăng được khoảng 2 lít, nhưng xăng vô bình thực tế chỉ nhận được 1,5 lít. Tính theo giá xăng hiện nay cộng với bị đổ thiếu, người dân phải chịu trả giá xăng là 30.000/lít!
Thủy
Chờ lương tâm người bán!Làm sao người dân biết được có gian lận? Khi đổ xăng tại các cây xăng, người tiêu dùng làm sao biết xăng mình đang đổ có đúng như yêu cầu không, lượng xăng có đúng không? Chỉ còn trông chờ vào lương tâm của nhân viên cây xăng…
Mai Hữu Hiền
Bơm giật, bơm nối - chiêu độc móc túi khách hàng
Khi bơm xăng, người bán xăng cứ vừa bấm vừa nhả cò thì gọi là bơm giật. Còn khi vừa bơm xăng cho người này xong lại cứ thế bơm tiếp cho người khác mà không bấm công tắc trở về số 0 thì gọi là bơm nối. Đây là hai cách bơm khá phổ biến ở các cây xăng hiện nay, nhất là tại các xã, huyện.
Theo các nhà chuyên môn, với cách bơm giật hoặc bơm nối như vậy, lượng xăng thực tế bơm ra sẽ ít hơn so với chỉ số xăng hiện trên bảng điện tử. Tức là cây xăng đã bơm thiếu cho khách hàng. Khách hàng nhận được số xăng ít hơn so với số tiền mình bỏ ra. Rõ ràng bơm giật, bơm nối là những thủ thuật tinh vi để móc túi khách hàng. Nhiều cây xăng đã kiếm lời bất chính bằng những chiêu trò này.
Nhằm ngăn chặn tình trạng bơm nối, các cơ quan chức năng đã có qui định các cây xăng phải luôn trả lại số “0” trước khi bơm xăng cho khách. Có nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu đã thực hiện tốt qui định này. Nhưng bên cạnh đó cũng còn không ít các cây xăng vẫn còn kiểu bơm nối khi đổ xăng cho khách. Còn hiện tượng bơm giật thì vẫn diễn ra thường xuyên.
Về phía khách hàng khi mua xăng, trước việc nhân viên cây xăng bơm nối, bơm giật hầu như chẳng ai có phản ứng gì. Người không biết thì đã đành, còn người biết thì hoặc là do ngại va chạm phiền phức hoặc là do cả nể nên đành tặc lưỡi bỏ qua. Đã có trường hợp khách hàng có ý kiến về cách bơm của người bơm xăng thì nhận được những cái nhìn khó chịu hoặc thái độ hằn học. Rốt cuộc, với tâm lý “một điều nhịn, chín điều lành”, người tiêu dùng đành bấm bụng chịu thiệt.
Để chấm dứt tình trạng này và nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có những qui định cụ thể, những chế tài đủ mạnh buộc các cơ sở kinh doanh xăng dầu phải đong đủ định lượng khi bán hàng cho khách. Khách hàng cũng cần có sự hiểu biết và có thái độ kiên quyết trước những hành vi gian lận đó. Đó cũng là một cách tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Hoàng Minh Sơn
* Bạn có ý kiến ra sao về vấn đề này? Hãy gửi về cho tòa soạn qua địa chỉ tto@tuoitre.com.vn hoặc qua phần Ý kiến bạn đọc dưới đây. Cám ơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận