08/07/2012 20:50 GMT+7

Thí sinh đạp xe 300km - nghị lực đáng tôn vinh!

PHẠM THUYẾN
PHẠM THUYẾN

TTO - Nhiều bạn đọc mong muốn được hỗ trợ cậu học trò Ngô Văn Thuận - người đạp xe 300km để dự thi đại học, bởi sự khâm phục trước nghị lực của Thuận, và niềm tin rằng Thuận sẽ thành công trong cuộc sống.

UNkq8iEj.jpgPhóng to
Ngô Văn Thuận tìm việc ở chợ Vinh - Ảnh tư liệu

Tuổi Trẻ Online xin trích đăng những chia sẻ ấm áp tình người ấy.

* Chúc Thuận sẽ là một sĩ quan xuất sắc

Thân ái gửi cháu Thuận!

Bác là cựu chiến binh, năm 1966 đi B đã có nghỉ lại ở xã cháu rồi đấy!

Đọc bài này, bác rất cảm phục ý chí vượt khó của cháu và thật lòng bác chân thành mong cho cháu toại nguyện, đỗ vào Trường Sĩ quan Lục quân 1 -Trường bây giờ còn chính thức được mang tên Trường Đại học Trần Quốc Tuấn - cái nôi đào tạo sĩ quan Chỉ huy chiến đấu binh chủng hợp thành của quân đội ta.

* Niềm tự hào - Lời nhắc nhở

Em chính là niềm tự hào cũng là lời nhắc nhở trọn vẹn nhất cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau. Cảm ơn một nghị lực tuyệt vời!

Cảm ơn cả tấm lòng và tinh thần trách nhiệm của người công an nhân dân Nguyễn Quốc Khánh và cán bộ huyện ủy huyện Thạch Thất.

Còn những chàng trai, cô gái tuổi 18, đôi mươi, các em nghĩ gì, và sẽ làm gì?

Qua đọc bài viết, bác biết lực học của cháu, khá giỏi toán, lý, là cán bộ lớp.

Bác nghĩ cháu sẽ đỗ vào Trường SQ Lục quân 1 và nhà trường sẽ có một học viên xuất sắc. Cháu sẽ xuất sắc cả về lực học, tinh thần tự giác, ý chí rèn luyện, tính kỷ luật.

Bất cứ cán bộ quản lý lớp học viên nào cũng muốn có một học viên như cháu.

Sở dĩ bác nói điều đó vì bác đã từng là học viên tốt nghiệp Trường Lục quân (ra trường giữa 12 ngày đêm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không-1972"), vinh dự được chọn ở lại trường làm cán bộ quản lý học viên, giáo viên quân sự, rồi là giáo viên chính trị (tới 15 năm), nên bác tin những người có tính cách, tố chất như cháu mà đỗ vào đào tạo sĩ quan là rất thích hợp.

Chúc cháu đạt kết quả kỳ thi tốt và thật tâm bác cũng hồi hộp về kết quả thi của cháu đấy.

Tự nhiên, bác tin cháu sẽ đỗ để đi theo con đường binh nghiệp như bác đã đi đấy.

* Một nghị lực phi thường!

Một nghị lực phi thường ! Thật khó có thể tin rằng một học sinh có thể đạp xe 300km để tới trường thi. Nhiều người có điều kiện học tập tốt, được ba mẹ chăm lo mà chưa chắc có người nào có nghị lực lớn lao như vậy. Chúc bạn Thuận vào được đại học và thực hiện được ước mơ của mình.

* Cố lên Thuận ơi!

Năm 1973 bác cũng đạp xe từ một xã nghèo của Lộc Hà vào Cẩm Xuyên dự thi ĐH với hành trang chỉ có 1,0kg gạo TQ và 1 tờ 2 đồng mang hình liên minh công nông...

Cũng được bà con Cẩm Xuyên thương tình cho nhờ nấu cơm và cho "mắm" để ăn với cơm...

Thế nhưng 40 năm sau vẫn còn tình cảnh đó, thật là "mình khổ còn có người khó hơn..." .

Cố lên thôi Thuận ơi!

* Ngưỡng mộ và chúc em thành công!

Đọc bài báo chị như gần rớt nước mắt bởi sự nghị lực của em. Gia đình chị cũng ở nông thôn và cũng gặp nhiều chuyện xảy ra nhưng chị không được mạnh mẽ và nghị lực như em. Chính vì vậy đọc những dòng trên, chị như đã học hỏi được từ em và chị mong em sẽ thành đạt, có thể báo hiếu cho cha mẹ.

* Cố gắng sống tốt, ước mơ sẽ thành hiện thực!

Tôi không có gì hơn lời chúc bạn thành công trên con đường đã chọn. Việc thi vào trường sĩ quan với năng lực học của bạn tôi nghĩ bạn đã đậu 100%, "Nhân" tốt ắt hẳn sanh "quả" tốt, chúc bạn "Thuận buồm xuôi gió".

Bạn đã có kiến thức về sửa điện lạnh thì rất có lợi thế về chế tạo khí tài, khí cụ. Tôi khuyên bạn nên chọn chuyên ngành này.

Tôi hy vọng Bộ Quốc phòng đang rất cần quân dân như cậu!

Tôi kính mong Tuổi Trẻ cập nhật về tương lai của thí sinh này để làm tấm gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay!

Cám ơn Thuận đã tiếp bước cho các thí sinh trên chặng đường thử thách. Chúc thành công.

* Đáng khâm phục

Em là một tấm gương sáng của thời đại, chẳng cần lấy những câu chuyện xa xưa, cổ tích, lịch sử v.v... mà chính em đã làm nên chuyện cổ tích như vậy. Em hãy vươn xa, đừng lo lắng vì xã hội ta còn rất rất nhiều người tốt bụng muốn giúp đỡ em.

* Thật giàu nghị lực

Mình thật khâm phục bạn, mình đã copy bài báo này, và dán lên bảng tin của trường mình, để cho mọi người học tinh thần giàu nghị lực sống của bạn, đồng thời mình mong muốn các bạn của mình phải biết chân trọng giá trị của đồng tiền.

Hình ảnh của bạn giúp mình có nhiều bài học cho bản thân. Bạn là người rất hạnh phúc, vì bạn đang sống và vươn lên vì lý tưởng của mình. Mình chúc bạn thành công, và luôn giữ gìn được nghị lực, ý chí này suốt chặng đường đời. Nhất định hạnh phúc sẽ mỉm cười với bạn.

* Tôi là người "mít ướt' chăng?

Đọc bài báo và ý kiến của bạn đọc về em Thuận mà tôi rưng rưng nước mắt.

Phải chăng tôi là người dễ xúc động, là người "mít ướt"? Không! Tôi thật sự thương và quý em Thuận.

Tôi có nhiều người cháu bằng và lớn hơn Thuận nhưng không đứa nào biết chăm chỉ học hành, biết chịu khó, biết yêu thương cha mẹ, biết quý trọng đồng tiền...

Báo Tuổi Trẻ hãy đăng địa chỉ liên lạc kể cả email của em Thuận để tôi và bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với em Thuận nhé!

* Tôi muốn ủng hộ

Tôi rất thán phục nghị lực của em Thuận. Tôi muốn chuyển tặng em Thuận 1 triệu đồng.

Xin hỏi quý báo số CMND và địa chỉ cụ thể để tôi chuyển qua hệ thống Ngân hàng số tiền này.

Và em Thuận cứ đến Ngân hàng Nông nghiệp TP Vinh để nhận tiền.

* Mong báo Tuổi Trẻ theo dõi kết quả thi để độc giả tiếp tục hỗ trợ

Mong quý báo theo dõi kết quả thi của em để độc giả có thể hỗ trợ em nếu em thi đỗ mà gặp quá nhiều khó khăn giai đoạn đầu đi học. Cũng mong trong những đợt thi tiếp theo và của những năm sau, quý báo thông tin nhiều hơn những trường hợp thí sinh có năng lực nhưng lại cực kỳ khó khăn trong việc đi được đến địa điểm thi, để độc giả có thể hỗ trợ.

Tôi tin rằng đây là những khoản đầu tư xứng đáng, góp phần tăng niềm tin vào điều tốt trong xã hội, và để góp phần không làm mai một những con người Việt đầy nghị lực và chắc chắn chính mình nhân rộng được sự giúp đỡ này trong tương lai

Trách nhiệm của nhà trường và địa phương?

Tôi thật không thể hiểu trường THPT ở địa phương và chính quyền cấp xã đã quan tâm đến những học sinh nghèo hiếu học trong trường và địa phương xã như thế nào trong kỳ thi vào đại học hàng năm.

Chương trình "Tiếp sức mùa thi" luôn rộn ràng với các sĩ tử bốn phương về nơi mình để thi. Còn trường và địa phương nơi thí sinh đang sống và học thì sao?

Vẫn biết Ý CHÍ và NGHỊ LỰC là từ cá nhân thí sinh, nhưng còn xã hội, cụ thể là trường học và địa phương đã làm gì trước mỗi kỳ thi vào đại học của các học sinh vừa tốt nghiệp THPT?

PHẠM THUYẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên