Rất nhiều ý kiến cho rằng việc Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành quá coi thường dân thì trách nhiệm của Tổng công ty Sonadezi Đồng Nai (do bà Đỗ Thị Thu Hằng - đại biểu Quốc hội - làm chủ tịch hội đồng quản trị) ở đâu?
TTO trích giới thiệu một số ý kiến của bạn đọc gửi đến tòa soạn sáng nay.
Xem hồ sơ về sai phạm của Sonadezi
Phóng to |
Người dân kéo đến đòi lấp cống của Sonadezi - Ảnh: Sơn Định |
* Với vi phạm này của Sonadezi Long Thành đã tám tháng qua mà vẫn chưa xử lý được thì trách nhiệm của bà đại biểu QH Đỗ Thị Thu Hằng đồng thời cũng là chủ tịch HĐQT tổng công ty ĐN (chủ quản của Sonazdezi Long Thành) là rất lớn.
Hãy hỏi bà Hằng đến khi nào xử lý xong vụ việc, nếu còn chây ỳ thì cử tri có thể kiến nghị Ủy ban Thường vụ QH xem xét tư cách ĐBQH của bà ấy vì đã để công ty của mình làm ô nhiễm môi trường, thiệt hại quyền lợi của dân, coi thường chính quyền sở tại.
* Tôi thiết nghĩ phải xử lý nghiêm. Vì tôi nghĩ đây chắc chắn có sự ỷ lại rồi. Hi vọng bà Hằng hãy chí công vô tư khách quan và hãy là người có trách nhiệm nhé. Xin tha thiết xử lý đến nơi đến chốn như vụ Vedan đó mới là bình đẳng trước pháp luật, thượng tôn pháp luật. Hãy để chúng tôi tin tưởng Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền.
* Không thể nói là bà chủ tịch HĐQT không biết việc làm bậy của công ty thành viên. Là một doanh nhân bình thường đã phải chịu toàn bộ trách nhiệm của công ty mình rồi huống chi đây là một ĐBQH. Làm môi trường mà lại đi phá hoại môi trường, tội này phải xử gấp đôi.
* Sự việc sai phạm của Sonadezi thì quá rõ, còn lãnh đạo doanh nghiệp đầu tỉnh mà là ĐBQH nữa chứ, thế mà sự việc cứ để kéo dài, vậy vị đại biểu đó có phải là người đại diện cho dân?
* Tôi nhớ khi vụ Sonadezi mới được phanh phui, bà Hằng đã từng trả lời PV rằng doanh nghiệp của bà luôn làm đúng theo quy định của pháp luật, không có gì gian dối ở đây. Sau đó thì cứ những sự vụ nào liên quan đến Sonadezi là bà "lặn mất tăm". Trách nhiệm của một ĐBQH nằm ở đâu?
* Việc xả thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân của Sonadezi đã quá rõ sao chính quyền không xử lý. Một việc lớn, gây bức xúc xã hội như vậy mà sao lãnh đạo Sonadezi lại quá thờ ơ, xem thường, không chỉ với người dân bị thiệt hại mà còn xem thường cả chính quyền địa phương.
Đáng nói hơn nữa khi người lãnh đạo của Tổng công ty Sonadezi lại là một đại biểu Quốc hội, bà Đỗ Thị Thu Hằng. Bà nghĩ sao khi ở cái vị trí do người dân tín nhiệm bầu lên mà bà lại "hắt hủi" người dân đến thế? Chưa kể một đại biểu Quốc hội thì phải làm gương, làm tốt, đằng này lại...
Tôi đề nghị vụ việc này phải làm tới nơi tới chốn. Nếu cấp huyện, tỉnh không xử lí được thì đưa vụ việc lên cấp cao hơn. Không chỉ xử lí vấn đề ô nhiểm môi trường, đền bù thiệt hại cho người dân, mà còn xem lại tư cách đại biểu Quốc hội của bà Hằng.
Thiết nghĩ dù là doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài; dù tư nhân hay quốc doanh; dù ở bất kì vị trí nào trong xã hội cũng phải tuân thủ pháp luật như nhau, không ai có quyền đứng trên pháp luật, và cuộc sống, xã hội chỉ công bằng khi pháp luật được thực thi, thượng tôn.
* Theo dõi câu chuyện này, tôi được biết nữ đại biểu này từng nói sẽ gánh ba vai: doanh nghiệp, gia đình và chính trị. Tôi thấy dù ở vai nào mình cũng phải làm tốt nhất khi mình đã ra ứng cử. Và quan trọng hơn khi mình là đại biểu dân cử, một nhiệm vụ mà không phải chỉ trong phạm vi vài doanh nghiệp mong đợi mà đó là của xã hội, của cử tri không chỉ của một địa bàn mà cả đất nước này.
Một người đại biểu là người thay mặt (đại diện) do dân đề cử. Mong chị hãy làm việc vì dân trước hết, lợi ích doanh nghiệp có thể gác lại sau và trường hợp này gác được vì sự bền vững phát triển của Việt Nam thân yêu.
Trong quản trị chúng tôi có biết đây là trường hợp xung đột lợi ích theo một số các chuẩn mực quốc tế điển hình là OECD. Nhưng không có xung đột hoặc giảm đáng kể xung đột khi chị biết lợi ích của nhân dân là lợi ích cao nhất đối với người dân cử. Mong chị gần dân hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận