Để rộng đường dư luận, TTO giới thiệu bài viết dưới đây của bạn đọc Duc Nguyen (mduc1612@gmail...) và mời bạn đọc chia sẻ thêm ý kiến.
Thu phí lưu hành ôtô, xe máy để đảm bảo công bằngPhí ôtô thu 15.239 tỉ đồng/nămBất hợp lý và không khả thi
Phóng to |
Nếu đề xuất của Bộ GTVT lên Chính phủ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, tất cả người có xe máy tại năm thành phố hằng năm phải nộp phí 500.000 -1 triệu đồng/xe - Ảnh: TTO |
Là một người sống nhiều năm ở châu Âu, được trực tiếp chứng kiến cũng như sử dụng các tiện ích công cộng ở các nước phát triển, cũng là người ủng hộ 100% việc sử dụng xe tàu công cộng và các biện pháp bảo vệ môi trường, tôi xin có một số ý kiến như sau:
Các nước phát triển như Mỹ, Singapore hay các nước châu Âu đều áp dụng các biện pháp thu phí giao thông hay phí cầu đường cho tất cả các loại xe như một biện pháp gây công quỹ cho việc bảo trì, cải tạo hay nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông hay hệ thống giao thông công cộng.
Nhưng ở Việt Nam thì còn chưa hợp lý vì những lý do sau:
- Thứ nhất, ở các nước phát triển, hạ tầng giao thông và hệ thống giao thông công cộng đã phát triển từ hàng trăm năm nay, cho phép người dân dù không sử dụng phương tiện cá nhân vẫn có thể lưu hành thuận tiện và tiện nghi trong thành phố và các khu vực phụ cận. Còn ở Việt Nam, người dân có lựa chọn gì khi không sử dụng xe cá nhân. Hay quy cho cùng biện pháp thu phí chỉ là áp đặt và cuối cùng mọi người vẫn sử dụng xe cá nhân và vấn đề ùn tắc giao thông vẫn không được giải quyết.
- Thứ hai, đồng ý mỗi người dân đều phải có trách nhiệm cùng Nhà nước xây dựng và phát triển cở sở hạ tầng giao thông. Ở các nước phát triển, người dân các nước này cảm thấy việc đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng là trách nhiệm và cũng là quyền lợi của họ vì họ nhìn thấy được điều đó đóng góp vào việc cải thiện điều kiện giao thông và môi trường sống như thế nào. Nhưng thử hỏi ở Việt Nam, những đồng thuế của chúng tôi đóng mỗi năm đang được sử dụng như thế nào khi tình trạng tham nhũng cũng như sử dụng lãng phí cho các công trình công cộng vẫn tràn lan. Chắc không cần phải lấy ví dụ về các công trình giao thông đồ sộ tiêu tốn hàng ngàn tỉ đồng xuống cấp nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn vì các công trình này được thực hiện vội vàng nhằm kỷ niệm ngày này, dịp nọ, trong khi bao công trình khác cần thiết hơn, phục vụ trực tiếp lợi ích của người dân lại không được chú trọng đầu tư.
Câu hỏi đặt ra rằng liệu quỹ gây dựng từ các phí mới này có được sử dụng tương tự? Chúng tôi sẽ sẵn sàng đóng góp khi Chính phủ đảm bảo với chúng tôi rằng những đồng tiền đóng góp này được sử dụng hiệu quả.
Tôi hiểu rằng Bộ trưởng Đinh La Thăng đang rất bận tâm và mong muốn đưa ra các biện pháp cải thiện vấn đề giao thông ở các thành phố lớn. Tôi tin rằng người dân chúng tôi rất hoan nghênh tinh thần đó.
Nếu Bộ trưởng Thăng tin tưởng vào hiệu quả của biện pháp này thì tôi cũng xin đề xuất triển khai như sau:
- Trong 1-2 năm tới, giảm mức phí lưu hành/cầu đường ở một mức hợp lý hơn (1/2 đến 1/3 mức đề xuất). Hãy đừng nghĩ mức đề xuất hiện giờ là nhỏ vì nó sẽ là lớn và rất lớn nếu chúng bị sử dụng lãng phí. Từ đó sử dụng các quỹ này hiệu quả cho những dự án thí điểm nhưng vẫn đảm bảo quy hoạch tổng thể dài hạn, và hãy chứng minh cho người dân thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn này giúp giải quyết các vấn đề giao thông như thế nào. Khi người dân chúng tôi thấy được hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn này thì chúng tôi sẵn lòng đóng góp thêm và lúc đó Nhà nước có thể điều chỉnh tăng mức phí.
- Hãy công khai minh bạch việc sử dụng quỹ này (ví dụ số tiền thu được, phân bổ sử dụng, kết quả triển khai). Kết quả này cần được một bên độc lập kiểm toán và công bố hằng năm. Đừng để người dân một lần nữa đặt câu hỏi như đã từng với quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Hi vọng một vài chia sẻ này hữu ích. Rất mong mọi người cùng chia sẻ và góp ý thêm về vấn đề này vì đây là trách nhiệm và cũng là quyền lợi của chúng ta. Thu phí lưu hành ôtô, xe máy để đảm bảo công bằng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận