01/01/2012 07:01 GMT+7

VN 2012 trong mắt người nước ngoài

TAI HUI(trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Đông Nam Á của Standard Chartered Bank)
TAI HUI(trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Đông Nam Á của Standard Chartered Bank)

TT - Phục hồi kinh tế, năm của du lịch biển, nâng tầm quảng bá Việt Nam... là những dự báo của người nước ngoài về Việt Nam trong năm 2012.

uZqk2axr.jpgPhóng to

Lee Kirby biểu diễn những bài hát Việt - Ảnh do nhân vật cung cấp

Xem video clip Chào năm mới 2012

Nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt

Năm 2012, VN sẽ phải đối mặt với những thách thức tương tự như những năm trước: giải quyết bài toán lạm phát, kiểm soát tốc độ phát triển tín dụng và tiền tệ trong khi vẫn phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế khác. Những nỗ lực này còn bị ảnh hưởng bởi những khó khăn của tình hình kinh tế toàn cầu và biến động xuất khẩu.

Và tất nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN sẽ chịu tác động nhiều từ những thay đổi này. Trong năm tới, doanh nhân cũng như doanh nghiệp cần phải thích ứng với sự thăng trầm của nền kinh tế, vì theo đúng chu kỳ sau thời gian khó khăn đó bao giờ cũng đến thời kỳ thịnh vượng.

Thứ nhất là câu chuyện lạm phát. Doanh nghiệp cần xem điều này rất bình thường và họ cần phải trải qua trong một nền kinh tế đang phát triển. Những doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế mới nổi cũng phải trải qua những chu kỳ lạm phát như thế, sau đó họ đã thành công. Chỉ có điều lạm phát ở VN có nhiều biến động nên doanh nghiệp cần phải có những ứng phó riêng. Mức lạm phát có thể dưới một con số hay xấp xỉ hai con số, nhưng đó không phải là điều thật sự đáng quan tâm, quan trọng hơn là sự ổn định tỉ lệ lạm phát. Điều này cũng giúp những nhà đầu tư nước ngoài có sự dự đoán chính xác hơn khi đầu tư vào thị trường VN.

Thứ hai là VN được biết đến với các thế mạnh về xuất khẩu, và những thị trường chính của doanh nghiệp VN nhắm đến trước giờ chủ yếu là Mỹ hay châu Âu. Nhưng theo tôi, đang có sự thay đổi nhanh chóng trong thị trường tiêu thụ trên bản đồ hàng hóa. Năm 2012 tiếp tục chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của những thị trường mới nổi. Và vấn đề của doanh nghiệp VN là đã chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mới này, vốn có đặc thù hoàn toàn khác với thị trường truyền thống của VN để duy trì sự phát triển.

Năm của du lịch biển

Tôi dự đoán ngành du lịch VN sẽ tiếp tục phát triển vào năm 2012 nhưng với tốc độ chậm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và những bất cập trong việc quảng bá du lịch quốc gia. Tuy nhiên du lịch biển vào năm 2012 sẽ phát triển hơn nữa. Vịnh Hạ Long sau khi gây chú ý dư luận trong và ngoài nước với cuộc bình chọn kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, là địa điểm thu hút khách du lịch chủ yếu.

Điều cần làm là đảm bảo các biện pháp an toàn cho du khách. Năm 2012 còn là năm chuyển giao của Mũi Né. Tôi dự đoán sẽ có những chuỗi cửa hàng cà phê hay fastfood quốc tế được mở tại đây để phục vụ lượng khách du lịch ngày càng tăng. Bãi biển Mũi Né sẽ trở thành nơi lý thú cho những bữa tiệc về đêm sôi động, tương tự như cách mà Thái Lan đã làm để thu hút du khách.

Ngoài ra, tôi cũng rất ấn tượng với Trường lũy ở Quảng Ngãi - Bình Định được triều Nguyễn xây dựng từ thế kỷ 17 -18, có chiều dài tới 200km. Tôi đã vinh dự là phóng viên nước ngoài đầu tiên đến thăm di tích và đã viết bài giới thiệu trường thành cổ này trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Đây sẽ là một địa điểm tham quan mới, hấp dẫn trong vài năm tới.

Đem nhạc Việt ra nước ngoài

Năm 2011 bận rộn cũng trôi qua, tôi vừa theo đuổi sự nghiệp ca hát ở VN vừa tiếp tục công việc của mình tại Trường Ashbourne ở Anh. Có lẽ đáng nhớ nhất là chuyến du ca xuyên Việt trong sáu tuần vào tháng 7. Tôi và một nhóm bạn xuất phát từ Hà Nội, đến Nam Định rồi các tỉnh miền Trung như Huế, Hội An.

Thật tuyệt khi được mở tầm mắt ngắm nhìn những cảnh đẹp trên đường và thưởng thức các món ăn đặc trưng mỗi vùng miền chúng tôi đặt chân tới. Chúng tôi thường ngẫu hứng biểu diễn trên tàu lửa, xe buýt, trong công viên và cả trên mái nhà. Nhiều lúc có 30-40 người đến xem và đi theo khi chúng tôi biểu diễn trên đường, hát cùng chúng tôi những bài tiếng Việt quen thuộc.

Tôi thấy hiện nay có nhiều bài hát VN rất hay nhưng chưa được tiếp cận thị trường Anh nói riêng và châu Âu nói chung. Tôi luôn mong muốn đưa nhạc Việt tiếp cận với những người nước ngoài hay bạn trẻ Việt ở hải ngoại, những người không hiểu tiếng Việt. Mục đích của tôi là chuyển một phần ca từ sang tiếng Anh, truyền tải cảm xúc sao cho người nghe có thể hiểu hết cái hồn của một bài hát Việt. Đó cũng là cách âm nhạc nước ngoài như Ấn Độ, châu Phi tiếp cận thị trường phương Tây. Tôi hi vọng việc đưa nhạc Việt ra tầm quốc tế sẽ làm cho người Việt cảm thấy tự hào, hãnh diện về dòng nhạc của đất nước mình, cũng có cái hay riêng chứ không thua kém nhạc Âu Mỹ hay Hàn Quốc.

TAI HUI(trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Đông Nam Á của Standard Chartered Bank)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên