Phóng to |
Chân dung Steve Jobs trên các sản phẩm của Apple -Ảnh: Thuận Thắng |
Thế giới vĩnh biệt một nhân cách Một tối cuối tháng 8, khi cơn bệnh tái phát, Steve Jobs đã viết trong thư gửi Apple xin từ chức: “Tôi đã luôn nói rằng nếu có ngày tôi không còn hoàn thành các nghĩa vụ và những mong đợi với tư cách là người lãnh đạo Apple, tôi sẽ là người đầu tiên cho biết điều đó. Tiếc thay, ngày ấy nay đã đến”. Vâng, “ngày ấy” đã đến... Ngày 5-10 (giờ Mỹ), Steve Jobs đã qua đời “một cách bình yên” bên cạnh vợ và những người thân ở thành phố Palo, ở tuổi 56 sau bảy năm chiến đấu với bệnh ung thư tuyến tụy. Những dòng nước mắt rơi nhanh, những bó hướng dương và hoa hồng trắng được đặt lặng lẽ tại các cửa hàng iStore của Apple... Người hâm mộ khắp thế giới đang đưa tiễn một thiên tài, mà trên hết, một nhân cách sống... |
Người ta tiếc thương ông không phải vì những giá trị vật chất mà ông đã tạo ra, mà vì những thay đổi ông đã mang đến cho cuộc sống của mỗi người. Không có gì là hoàn hảo, nhưng ông đã luôn hướng về sự hoàn hảo của một xã hội mà mỗi người đều góp sức làm cho nó tốt hơn. Người ta buồn vì sự ra đi của ông, xem lại những bài phát biểu, nhìn lại những bài học được trả giá bằng cuộc đời ông, viết những dòng thư cảm ơn như lời chia tay lần cuối... Bởi trên hết mọi thứ, ông nhận được sự cảm phục của mọi người. Người ta đã không xem ông như là một doanh nhân nữa, mà xem ông là một nhà hiền triết, một nhà hoạt động xã hội và là một biểu tượng của trào lưu “kinh doanh để thế giới tốt đẹp hơn”.
Tôi không biết Steve Jobs có bao nhiêu tiền. Và có lẽ người đời cũng không quan tâm lắm đến tiền của ông. Nhưng người ta nói “cảm ơn ông” khi nghe tin ông qua đời. Và người đời thấy nuối tiếc vì sao trên đời không có nhiều Steve Jobs...
Còn nhớ có lần ông hỏi một nhân sự cao cấp: “Anh muốn dành phần đời còn lại của mình để bán nước ngọt hay muốn có cơ hội để thay đổi cả thế giới này?”. Và họ đã cùng nhau đóng góp vào sự thay đổi mà họ mong muốn, giống như triết lý của Mahatma Gandhi: “Chúng ta trở thành sự thay đổi mà chúng ta muốn nhìn thấy trong thế giới”.
Tôi ghi câu nói này vào sổ, và gặp bất kỳ doanh nhân nào đang hồ hởi với kết quả kinh doanh, với cổ phiếu, với bất động sản, với những phi vụ nhiều tiền thì thường hỏi họ nghĩ gì về cách sống và cách kinh doanh của Steve Jobs. Hỏi cho vui thôi, bởi cũng không bi quan rằng sẽ chẳng có một Steve Jobs nào ở Việt Nam đâu, nhưng cũng không quá lạc quan để tin rằng sẽ có những doanh nghiệp Việt luôn tìm cách làm cuộc sống quanh mình theo công thức thành công của Steve Jobs.
Hôm nay, nhớ ông, tôi ghi lại câu này trên trang mạng cá nhân của mình, và có một bạn trẻ, rất trẻ vào bình luận: “Đâu cần là doanh nhân, chỉ cần mình mỗi ngày đều góp một chút sức thì sẽ đến lúc tạo ra một điều kỳ diệu nào đó cho cuộc sống mà. Steve Jobs đâu có thay đổi thế giới bởi một mình ông được, mà ông còn có rất nhiều cộng sự kề bên. Giống như mỗi người góp một viên đá để xây Trường Sa thì quê hương mình sẽ rộng lớn hơn mỗi ngày thôi...”.
Từ chuyện Apple dẫn sang chuyện Trường Sa nghe nó hơi lạ. Nhưng hình như có một mối dây liên kết giữa những con người dù vĩ đại hay bé nhỏ đều muốn mỗi ngày góp sức cho sự thay đổi thế giới này, cho cuộc sống đáng sống hơn...
Cảm ơn ông, Steve Jobs.
* “Steve là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất của nước Mỹ: đủ dũng cảm để tư duy khác biệt, đủ táo bạo để tin rằng mình có thể thay đổi thế giới và đủ tài năng để làm được điều đó” * “Thế giới hiếm khi có được một cá nhân có sức ảnh hưởng sâu rộng như Steve. Ảnh hưởng đó sẽ còn mãi với nhiều thế hệ” * “Di sản của Steve vượt xa những sản phẩm mà ông tạo ra và những doanh nghiệp mà ông xây dựng nên. Đó là hàng triệu người mà ông đã truyền cho cảm hứng, những cuộc đời mà ông đã làm thay đổi và nền văn hóa mà ông đã tạo ra” * “Chúng ta mất đi một nhà tiên phong trong lĩnh vực công nghệ và một nghệ sĩ đã sáng tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. Steve đã chiến đấu chống lại bệnh tật từ lâu và ông tiếp tục làm được những điều thần kỳ bất chấp mọi khó khăn” * “Thế giới trở nên tốt đẹp hơn nhờ Steve Jobs. Trong một xã hội đã diễn ra những tiến bộ công nghệ phi thường, Steve có lẽ là biểu tượng thật sự và duy nhất” |
Hồ sơ về Steve Jobs trên Tuổi Trẻ Online |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận