Và bây giờ họ đang quyết định mở cửa vĩnh viễn các cửa xả để hi vọng khôi phục hệ sinh thái vốn có và đảm bảo cuộc sống của người dân.
Phóng to |
Những cánh rừng với những cây cổ thụ hai ba người ôm không hết sẽ chìm trong lòng hồ nếu thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được xây dựng - Ảnh: Đức Tuyên |
Đập được xây năm 1990 và mất 11 năm để thấy được tác hại vô cùng nghiêm trọng của nó, bây giờ đành phải gỡ gạc lại dù đã muộn màng.
Vì thế, vai trò của các nhà khoa học là vô cùng quan trọng trước việc dự báo những vấn đề như vậy, nhưng đằng này họ lại bỏ qua một nguy cơ thấy ngay trước mắt. Đây không phải là viện cớ thiếu trình độ mà theo tôi là thiếu trách nhiệm với cộng đồng, thiếu lòng tự trọng với nghề nghiệp và với chính bản thân mình.
Tôi đang tự hỏi liệu có bao nhiêu người làm khảo sát kia thật sự yêu công việc của mình, hay là chọn nghề này vì có thể dễ hưởng lợi từ những báo cáo như vậy? Và bao nhiêu người "thực học", hay vẫn giữ cái thói quen làm "tiến sĩ cắt dán" từ lúc đi học đến lúc đi làm?
Và tôi cũng rất băn khoăn không biết đã có bao nhiêu báo cáo, dự án trong lĩnh vực môi trường, đầu tư đã được làm như vậy, và liệu đó có phải là nguyên nhân cho hàng loạt vấn đề về môi trường mà chúng ta đang mắc phải?
Việt Nam đang nắm giữ một cơ hội - đó là còn có thể sửa sai, vẫn còn tài nguyên để bảo vệ, để xây dựng và đứng trước một thách thức là có thể cân bằng được phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Nhưng thách thức dù khó khăn đến mấy thì chúng ta cũng phải cố gắng vượt qua, vì một lợi ích rất lớn đó chính là sự phát triển bền vững cho thế hệ mai sau.
Tin, bài liên quan:
Lương tâm, đồng tiền và trách nhiệmSao lại không đáng kể?137ha rừng ở vườn quốc gia Cát Tiên bị mất là không đáng kểOằn lưng gánh thủy điệnLật tẩy báo cáo tác động môi trường
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận