Leo cả tường rào Văn Miếu xem diễu binh, diễu hànhCòn thiếu văn hóa đô thị
Phóng to |
Rác ngập cả lối đi trên ngõ Văn Chương - Ảnh: Viết Thịnh |
Có lần tếu táo ở quán trà đá ven đường với mấy ông bạn đã cởi áo quan về nhà, có người gật gù, nhưng lại có cụ giãy nãy: Ông biết gần mà chẳng biết xa; ngoài lợi ích làm mới bộ mặt thủ đô với cuộc “đại chỉnh trang” này, còn bao nhiêu anh dân cày, chị thợ cấy lên Hà Nội mưu sinh lúc nông nhàn có thêm bữa ăn ngon miệng, đủ chất hơn …
Tôi vốn mang cái cá tính “tầm nhìn 10km trở lại” của kẻ thị dân nên khi nghe ông bạn già phân tích ngọn ngành thì cũng vỡ nhẽ ra nhiều điều.
Chỉ duy có một điều khiến tôi vẫn phải băn khoăn, chúng ta đào xới, bóc, lật, tu bổ... cho công cuộc chỉnh trang đô thị, phường phố, mà chưa chú ý lắm đến một thứ đáng chỉnh trang hơn nhiều: ý thức của người dân.
Phóng to |
Tôi băn khoăn tự hỏi: Sao ao hồ của Hà Nội, lần về thưở nào đó, các bậc vua chúa có thể dong thuyền đi khắp thành phố để vãn cảnh, còn bây giờ có cái chỉ bé tí và bẩn đến nghẹt thở nhường này?
Thú thật tôi đã xấu hổ khi có một ông Tây xứ người khi đến Hà Nội cứ nằng nặc đòi đến phố “Cam Dai” chỉ vì ở đó có quán phở ngon lắm mà bạn ông đã đến đây ăn, đã chụp nguyên tên quán đem về cho ông.
Thật ra đó là một cái bảng “cấm đái” được một người dân nào đó tự phát trưng lên để cảnh báo những người Tràng An thanh lịch đừng bí đâu xả đó nữa (!).
Câu chuyện thoạt nghe thì có vẻ vui vui nhưng ngẫm kỹ lại, đắng lắm.
Khi đi đường, nếu chúng ta chú ý quan sát một chút, sẽ không khó khăn gì để thu vào mắt mình những hình ảnh đáng xấu hổ. Đó là một người đàn ông quay mặt vào tường, kéo khóa quần… và cứ thế dội lên gốc cây, bờ tường cái thứ chất thải nhơ nhớp của mình. Đó là những người dân phố, hễ có rác là ném ngay ra đường… vì họ quan niệm: Đã có mấy anh chị lao công dọn dẹp!
Phóng to |
Mỗi khi trời mưa, chúng ta la oai oái vì sao Hà Nội ngập nhanh thế, nước khó thoát thế, nhưng có thể ngày mai, chính họ lại là người bật nắp cống lên và ném vào đó bất cứ thứ rác rưởi nào của gia đình mình. Thế đấy!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận