01/06/2005 20:14 GMT+7

8 thói quen xấu của bé:

Theo Tiền Phong
Theo Tiền Phong

Những lúc kể chuyện cho bé bạn hãy lồng những câu chuyện về đề tài này. Hãy kể cho bé nghe về cái mũi sưng phồng của bạn An, vì bạn cho ngón tay đầy đất vào mũi, vì trong đất có nhiều con vi trùng nhỏ xíu, có thể cắn đứt mũi bạn ấy.

1. Ngoáy mũi:

kUvAfACO.jpgPhóng to
Những lúc kể chuyện cho bé bạn hãy lồng những câu chuyện về đề tài này. Hãy kể cho bé nghe về cái mũi sưng phồng của bạn An, vì bạn cho ngón tay đầy đất vào mũi, vì trong đất có nhiều con vi trùng nhỏ xíu, có thể cắn đứt mũi bạn ấy.

Rồi câu chuyện của bạn Linh, những hạt cơm ở tay đã làm lỗ mũi của bạn ấy dính chặt vào nhau, không thể nào hít thở được nữa giống như lúc bé bị ốm ngạt mũi vậy. Chính những câu chuyện ấy sẽ giúp bé nhớ không được cho tay vào mũi chứ không phải những mệnh lệnh: “Con không được cho tay vào mũi”, “Nào, bẩn quá, bỏ tay ra đi con”.

2. Vầy nước:

Lúc thời tiết ấm áp, bạn có thể múc một chậu nước pha tan giá và cho bé ngồi chơi. Có thể cho bé vầy nước cùng các con giống hoặc những đồ chơi bé yêu thích như ô tô , xe tăng. Bạn có thể ngồi bên cạnh bày ra một trận chiến cho bé tham gia, hoặc kể một câu chuyện để bé tưởng tượng. Như vậy không còn dừng ở vầy nước nữa mà đã có những bài học bổ ích.

Hoặc khi tắm cho bé yêu, sau khi đã kỳ cọ sạch sẽ , có thể cho bé ngồi chơi với nước một mình trong vài ba phút. Chắc chắn, bé sẽ thấy những lúc lén chơi nước với những lúc được bố mẹ cho chơi hoàn toàn khác nhau. Chẳng tội gì phải để bố mẹ mắng khi một mình có thể được chơi thoải mái và còn thú vị hơn nhiều.

3. Uống nước tắm:

Đừng vội gắt gỏng với con, hãy múc nước vào cốc, bảo con nhìn kỹ, nào bọt xà phòng, nào những vẩn ghét. Không một đứa trẻ nào có can đảm uống lại lần nữa. Chứ thử cấm mà xem, có thể bé sẽ len lén uống thêm vài ngụm ngay khi bạn đứng lên với cái khăn tắm lau người cho bé.

4. Cắn móng tay:

Hãy kể một câu chuyện về những ngón tay sưng vù của bạn Vân Anh vì bạn ấy cắn móng tay, đến nỗi bác sĩ phải tiêm mấy mũi vào tay của bạn ấy mới cứu được. Rồi dạy bé sử dụng bấm móng tay. Nếu bé thử một lần mà chưa được, nhỡ cắt vào thịt thì bạn hãy tin rằng, lần sau bé sẽ cầm bấm móng tay chạy đến bên bạn nhờ bạn bấm móng tay cho bé.

5. Nhặt đồ ăn rơi trên sàn:

Cách tốt nhất là bạn hãy giữ nhà cửa luôn sạch sẽ để bé không thể tìm thấy bất kỳ cái gì. Hãy luôn cho bé ngồi ăn cùng với đĩa, bát để hứng và có khăn ăn trải xung quanh. Bé ăn xong là dọn dẹp ngay. Nếu ăn bàn ăn thì nhớ phải lau bàn ăn sạch sẽ trước khi bày biện. Còn ngồi trên sàn nhà thì luôn đảm bảo sàn nhà được lau chùi sạch sẽ, khô ráo. Và rửa tay sạch sẽ cho bé trước khi ngồi “chiến đấu”.

6. Ho, hắt hơi tự do:

Bạn có thể gọi bé đến bên, ngửi lọ hạt tiêu rồi hắt hơi vào một cái đĩa nhựa tối màu. Hãy chỉ cho bé những chấm nước bọt li ti bám đầy mặt đĩa, giải thích cho con hiểu rằng nếu chúng bắn vào thảm, vào chăn màn, vào đồ chơi thì lúc nào con cũng sờ vào nước bọt , bẩn lắm. Tự bé khám phá ra bí mật này, bé sẽ nhớ lắm. Lần sau bé sẽ nhớ lấy tay che mồm, ho hay hắt hơi xong là tự giác đi rửa tay.

7. Gãi rồi đưa lên mũi ngửi:

Trước hết dạy bé thói quen rửa tay, giống như sau khi đi vệ sinh xong vậy. Khi bạn xỉa răng, có thể có thể cho bé xem đầu tăm có dính thức ăn giắt răng. Khi ngoáy tai cho bé, bạn hãy chìa đầu tăm bông nâu sẫm cho bé ngắm. Bé xì mũi xong thì đừng vội vo giấy lại, hãy giở ra cho bé xem nước mũi, nhầy mũi... Những kiểm chứng thực tế đó chính là bài học để bé tự biết không nên gãi rồi đưa lên mũi ngửi nữa.

8. Quên rửa tay:

Cách tốt nhất chỉ có thể nhờ cậy vào tính kiên nhẫn của bố mẹ hay người chăm sóc bé. Hãy kiên nhẫn để ý đến bé, mỗi lúc cần rửa tay với lời nhắc nhẹ nhàng: Đôi bàn tay sạch sẽ thật đáng yêu vì sẽ làm được tất cả mọi việc.

Theo Tiền Phong
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên