02/10/2005 19:20 GMT+7

Xu hướng mới tại Mỹ: Gia đình là số một

Theo Phụ nữ TPHCM Chủ nhật
Theo Phụ nữ TPHCM Chủ nhật

Theo ghi nhận vào hạ tuần tháng 9/2005 của tờ New York Times, tại đại học Yale cũng như nhiều đại học hàng đầu khác ở Mỹ, sinh viên nữ đang có xu hướng chọn gia đình hơn sự nghiệp.

3ewBC5ZD.jpgPhóng to
Sinh viên Đại học Yale Emily Lechner (cùng mẹ) tin rằng vai trò phụ nữ trong gia đình quan trọng hơn cả vai trò phụ nữ ngoài xã hội
Theo ghi nhận vào hạ tuần tháng 9/2005 của tờ New York Times, tại đại học Yale cũng như nhiều đại học hàng đầu khác ở Mỹ, sinh viên nữ đang có xu hướng chọn gia đình hơn sự nghiệp.

Với nước Mỹ nói riêng, vấn đề này có tầm quan trọng đặc biệt bởi số sinh viên nữ ở các trường đại học hàng top hiện chiếm đến 1/2. Nhiều nữ sinh viên cho biết họ đâu có trả lời ngay khi còn ngồi ghế giảng đường, rằng họ sẽ chọn gia đình, dù nhiều người nhấn mạnh họ không muốn có con sớm.

"Vào giai đoạn bùng phát phong trào nữ quyền và thời gian ngắn sau đó, phụ nữ có tư tưởng hướng ngoại, thích vươn ra xã hội và thậm chí so tài cùng phái nam. Tuy nhiên, phụ nữ (Mỹ) ngày nay tỏ ra thực tế hơn" - theo giáo sư lịch sử Mỹ Cynthia E. Russett (dạy tại Yale từ năm 1967 đến nay). Shannon Flynn 18 tuổi, sinh viên năm nhất đại học Havard, kể rằng nhiều bạn học cho biết không muốn đi làm cả ngày. "Hầu hết bạn bè đều có suy nghĩ như tôi"- Shannon Flynn nói.

Theo thăm dò của New York Times (qua e-mail), 60% trong 138 nữ sinh viên năm nhất và năm hai tại Yale muốn sau khi tốt nghiệp sẽ có con và có kế hoạch giảm thiểu thời gian đi làm, hoặc thậm chí không đi làm. Phân nữa trong số đó nói rằng họ chỉ thích đi làm bán thời gian và phần còn lại thậm chí muốn ngưng đi làm hẳn để có thời gian chu toàn gia đình. Chỉ có hai người cho biết họ muốn chồng ở nhà trông con để họ rảnh tay theo đuổi sự nghiệp.

Vài năm gần đây, các đại học ở Mỹ luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng: Đóng góp cho xã hội mà họ muốn sinh viên - nam cũng như nữ nên thực hiện sau khi ra trường. Đầu tháng 9/2005, trong lễ đón chào tân sinh viên, hiệu trưởng ĐH Princeton, Shirley M. Tighman, phát biểu: "Mục tiêu chương trình giáo dục tại ĐH Princeton là chuẩn bị cho các bạn nhận lãnh vị trí lãnh đạo trong thế kỷ 21.

Tất nhiên từ "lãnh đạo" thường gợi lên hình ảnh chủ tịch hoặc tổng giám đốc điều hành, nhưng tôi muốn nhấn mạnh ý tưởng về khái niệm lãnh đạo ở nghĩa rộng hơn". Bà Tilghman liệt kê giáo dục, y học và kỹ thuật là nghành nghề-lĩnh vực khác mà thế hệ trẻ tương lai có thể nắm bắt vai trò chủ chốt…

Đến thời điểm này, các đại học Mỹ vẫn chưa biết ứng xử như thế nào trước xu hướng trên. Giới chức quản lý đại học nói rằng khái niệm thành công có ý nghĩa khác biệt đối với những người khác nhau, rằng môi trường đại học nên mở rộng cho sinh viên chứ không chỉ nhắm vào việc cung cấp kiến thức và trình độ để họ tìm việc làm. "Điều làm tôi lo lắng- theo Peter Salovey, hiệu trưởng ĐH Yale - là có quá ích sinh viên đủ khả năng nghĩ khác khuôn khổ thông thường".

Thật ra chẳng có gì lạ khi phụ nữ có khuynh hướng ở nhà nhiều hơn so với phái nam. Cuộc khảo sát năm 2000 ở Yale với đối tượng sinh viên các khóa 1979, 1984, 1989 và 1994 cho thấy tỷ lệ sinh viên nữ muốn ở nhà luôn cao hơn nam sinh. Và cuộc khảo sát Yale năm 2005 cũng cho kết quả tương tự.

Cuộc khảo sát Havard năm 2001 cho biết có 31% nữ sinh thuộc các khóa 1981, 1985 và 1991 trả lời họ chỉ muốn đi làm bán thời gian và 31% thành thật nói rằng họ chẳng thiết đi làm sau khi tốt nghiệp. Và hầu hết nam sinh n trong các khảo sát cũng thích hình ảnh phụ nữ sưởi ấm không khí gia đình hơn là tất bật ra ngoài từ sáng đến tối trong khi bọn trẻ bò toài và khóc bù lu ở nhà trẻ.

Ở một góc độ hẹp, vấn đề cho thấy có một sự thay đổi trong tư duy về giá trị gia đình ở lớp trẻ trí thức và có trình độ cao tại Mỹ. Ít nhiều, giá trị gia đình cũng luôn là nền tảng cơ bản nhất của giá trị xã hội.

Theo Phụ nữ TPHCM Chủ nhật
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên