Linh mục Hồ Văn Xuân giới thiệu với ông Nguyễn Thành Phong loại máng xối mới, có kích thước lớn hơn máng xối cũ rất nhiều, có thể chịu được lượng mưa lớn - Ảnh: MAI HOA
Trao đổi với chủ tịch UBND TP.HCM, linh mục Hồ Văn Xuân cho biết trước khi mất, Đức tổng giám mục Phaolo Bùi Văn Đọc đã dặn dò nhà thờ Đức Bà là công trình tôn giáo nhưng cũng là di tích lịch sử văn hóa, vì thế việc trùng tu phải làm thật tốt để thế hệ mai sau còn sử dụng lâu dài.
"Đây là công trình để đời, không thể làm vội, làm nhanh được. Có những hạng mục khi mở ra sửa chữa, trùng tu mới thấy hết được, nên phải làm từ từ" - linh mục Hồ Văn Xuân nói.
Ông cho biết giấy phép sửa chữa nhà thờ có thời hạn tới năm 2019, "nhưng lúc đó chưa lường hết được khó khăn. Nay các đối tác châu Âu thẩm định và chúng tôi xin TP ít nhất tới cuối năm 2023 mới có thể xong vì nhiều cái rất phức tạp".
Ông cũng đề đạt với chủ tịch UBND TP việc sau này sẽ phải làm hàng rào mới có thể bảo vệ được nhà thờ, bởi trước không có hàng rào bảo vệ nên việc viết vẽ lên tường gạch nhà thờ làm mất mỹ quan.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Thành Phong chia sẻ với những công trình như nhà thờ Đức Bà đúng là phải cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Đồng thời hướng dẫn Tòa tổng giám mục liên hệ Sở Xây dựng giải trình và bổ sung thời gian trùng tu công trình.
Một số hình ảnh mái ngói, gạch cũ được dùng để xây dựng nhà thờ Đức Bà cách đây 138 năm:
Ngói lợp mái nhà thờ là ngói Wang - Tai Saigon, Marseille, Phú Hữu, ngói vảy cá và ngói âm dương - Ảnh: MAI HOA
Ngói Marseille cũ - Ảnh: MAI HOA
Hai mảnh gỗ sao đen dùng xây dựng nhà thờ hơn một thế kỷ trước - Ảnh: MAI HOA
Một số loại ngói cũ được lấy xuống trong quá trình trùng tu nhà thờ Đức Bà - Ảnh: MAI HOA
Một trong các loại gạch dùng xây tường nhà thờ - Ảnh: MAI HOA
Loại ngói Marseille mới dùng để trùng tu nhà thờ mà linh mục Hồ Văn Xuân sang tận châu Âu mới tìm được - Ảnh: MAI HOA
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận