08/05/2005 12:06 GMT+7

Lá đỏ - Bài thơ vượt thời gian

TRẦN TRUNG ĐẨU (Báo Sài Gòn Giải Phóng)
TRẦN TRUNG ĐẨU (Báo Sài Gòn Giải Phóng)

1975-2005… Ba mươi năm, một thế hệ mới đã trưởng thành. Chiến tranh chỉ còn trong ký ức. Thời gian vẫn trôi đi và trôi đi mãi… nhưng những vần thơ đẹp về một thời đạn bom, một thời lửa cháy vẫn luôn sống mãi với thời gian. Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ như thế.

mo8tEmJ4.jpgPhóng to
1975-2005… Ba mươi năm, một thế hệ mới đã trưởng thành. Chiến tranh chỉ còn trong ký ức. Thời gian vẫn trôi đi và trôi đi mãi… nhưng những vần thơ đẹp về một thời đạn bom, một thời lửa cháy vẫn luôn sống mãi với thời gian. Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ như thế.

Gặp em trên cao lộng gióRừng lạ ào ào lá đỏEm đứng bên đường, như quê hươngVai áo bạc quàng súng trườngĐoàn quân vẫn đi vội vãBụi Trường Sơn nhòa trời lửaChào em, em gái tiền phươngHẹn gặp nhé giữa Sài Gòn

Cả bài thơ là một bức tranh đẹp. Rừng Trường Sơn đại ngàn giữa mùa trở gió. Gió ào ạt thổi, hàng ngàn hàng vạn những chiếc lá trút xuống đỏ rực trời. Đoàn quân điệp điệp trùng trùng hối hả ra trận, bước chân đi mạnh mẽ rung chuyển cả núi đồi, bụi đỏ bay mờ mịt nhòa trời lửa. Một quang cảnh, một không khí thật hào hùng kỳ vĩ. Bài thơ đang nhịp thơ sáu chữ khỏe mạnh bỗng chuyển sang bảy chữ mềm mại:

“Em đứng bên đường, như quê hươngVai áo bạc quàng súng trường…”.

Một chút chững lại mừng rỡ. Giữa Rừng lạ, giữa cái không khí sôi động hừng hực ấy - họ (những người ra trận) bất chợt gặp em - một khuôn mặt hiền dịu, thân thương, gần gụi như quê hương. Mộc mạc vai áo bạc quàng súng trường.

Lòng người ra trận bỗng xao xuyến và tâm hồn người đọc cũng chùng xuống bồi hồi. Thế rồi Đoàn quân vẫn đi vội vã

Cuộc gặp gỡ ấy chỉ bất chợt thoáng qua, bất chợt nhìn nhau, trao cho nhau nụ cười và vẫy tay tạm biệt… một thoáng qua thôi nhưng họ đã kịp chào nhau và hẹn ngày gặp lại. Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn. Người đi và người đứng lại bên đường cũng cùng chung với lời ước hẹn ấy…

Bài thơ chỉ có tám câu, sáu chữ nhưng đã ghi lại được khí thế ra trận của toàn quân, toàn dân ta trong những ngày cuối của trận chiến. Ghi lại sự đồng tâm của những người con của dân tộc, những người con trai con gái đã tình nguyện xa quê hương ra đi đánh giặc theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Họ ra đi mang theo nỗi nhớ quê hương và tuổi trẻ của họ. Đó cũng là sự hy sinh vô cùng của nhân dân ta.

Đất nước trọn niềm vui. Lời ước hẹn gặp nhau giữa Sài Gòn đã thành sự thật. Những người con trai, con gái trên rừng Trường Sơn năm ấy, bao người gặp lại nhau và bao người đã lỗi hẹn. Họ mãi mãi không trở về…

Lá đỏ - là hiện thực Trường Sơn gian khó và hào hùng. Là màu đỏ của máu các anh các chị đổ ra thấm đẫm màu cờ Tổ quốc.

Bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi và bài hát do nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc là một đài tưởng niệm bằng thơ. Và là một bức tranh phác họa nhưng cũng thật đậm nét về một thời oanh liệt của dân tộc.

TRẦN TRUNG ĐẨU (Báo Sài Gòn Giải Phóng)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên