15/10/2016 19:14 GMT+7

Tìm lăng mộ vua Quang Trung: thấy nền đá dạng tường thành

MINH TỰ - MINH AN
MINH TỰ - MINH AN

TTO -  Nền đá có hình dạng như một bức tường thành, chiều rộng 5,5m, gồm nhiều phiến đá xếp chồng lên nhau, bên trên có vữa và đất đắp được phát hiện sau 10 ngày mở năm hố thăm dò lăng mộ vua Quang Trung.

Phát hiện nền đá xếp chồng nhau có hình dạng như  bức tường thành
Phát hiện nền đá xếp chồng nhau có hình dạng như bức tường thành

Chiều 15-10, cuộc thăm dò khảo cổ ở gò Dương Xuân, TP Huế do Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế và Viện Khảo cổ học thực hiện kết thúc sau 10 ngày làm việc. 

Tại hiện trường khảo cổ, PGS.TS Bùi Văn Liêm - viện phó Viện Khảo cổ học, chủ trì cuộc thăm dò - cho biết đã mở năm hố thăm dò, đào đến tầng đất sinh thổ (tầng đất nguyên thủy, chưa có sự tác động của con người) và tìm thấy một số hiện vật bằng đất, đá, gạch, ngói, vữa, gốm, sứ, sành, kim loại... liên quan đến các hoạt động của con người ở các giai đoạn lịch sử khác nhau; các thông tin về địa tầng, di tích và các đặc điểm khác...

Đáng chú ý nhất là phát hiện một nền đá dưới sân nhà số 13/120 Điện Biên Phủ (TP Huế) và chạy dài sang nhà bên cạnh. Nền đá có hình dạng như một bức tường thành, chiều rộng 5,5m, gồm nhiều phiến đá xếp chồng lên nhau, bên trên có vữa và đất đắp.

Hiện chưa xác định được chiều dài, chiều cao, quy mô và chưa rõ nền đá này có liên quan như thế nào đến các công trình kiến trúc phủ, cung điện, tường thành đã từng tồn tại ở gò Dương Xuân mà sách sử đã chép.

Cũng tại hố thăm dò dưới sân nhà ông Oánh, nằm cạnh chùa Thuyền Lâm, còn phát hiện một khối hỗn hợp cát - đá.

Tường thành làm bằng loại đá núi thường gọi là đá gan gà
Tường thành làm bằng loại đá núi thường gọi là đá gan gà

Ông Liêm cho hay toàn bộ thông tin hiện trường, từ mặt bằng, địa tầng cho đến từng hiện vật đều được quay phim, chụp ảnh, đo vẽ đầy đủ; sau đó, các hố thăm dò được lấp lại.

Đoàn khảo cổ sẽ tiếp tục chỉnh lý hiện vật, các bản vẽ và toàn bộ hồ sơ. Tiếp đó, các hiện vật sẽ được nghiên cứu bằng các phương pháp phân tích thạch học, lý hóa, địa chất, đối chiếu với tài liệu lịch sử, văn hóa dân gian... để làm rõ các thông tin cần tìm.

Sau ba tháng, nhóm thăm dò khảo cổ sẽ có báo cáo sơ bộ và một năm sau sẽ có báo cáo chính thức.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, sự xuất lộ của nền đá có quy mô lớn này càng cho thấy nơi đây đã từng tồn tại một quần thể các công trình kiến trúc lớn. Ông Xuân đề nghị Sở Văn hóa - thể thao Thừa Thiên - Huế và Viện khảo cổ học nên tiếp tục kiến nghị Bộ VH-TT-DL cho khai quật trên diện tích lớn, để làm lộ rõ các kiến trúc này.

Các loại hiện vật vật tìm thấy dưới hố thăm dò số 2
Các loại hiện vật vật tìm thấy dưới hố thăm dò số 2

 

Một vật kiến trúc hình như một đoạn tường bằng hỗn hợp đá - cát tại hố thăm dò số 3 - Ảnh: Minh Tự
Một vật kiến trúc hình như một đoạn tường bằng hỗn hợp đá - cát tại hố thăm dò số 3 - Ảnh: Minh Tự
Chiếc bát có chữ “nhật” ở dưới đáy lòng, tìm thấy tại hố thăm dò trước chùa Vạn Phước - Ảnh: Nguyễn Văn Quảng
Chiếc bát có chữ “nhật” ở dưới đáy lòng, tìm thấy tại hố thăm dò trước chùa Vạn Phước - Ảnh: Nguyễn Văn Quảng
Chiếc bát có chữ “nhật” ở dưới đáy lòng, tìm thấy tại hố thăm dò trước chùa Vạn Phước - Ảnh: Nguyễn Văn Quảng
Chiếc bát có chữ “nhật” ở dưới đáy lòng, tìm thấy tại hố thăm dò trước chùa Vạn Phước - Ảnh: Nguyễn Văn Quảng
MINH TỰ - MINH AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên