07/01/2016 10:15 GMT+7

Giáo trình Ký hiệu học văn hóa sao chép vài đoạn từ sách khác

VŨ VIẾT TUÂN
VŨ VIẾT TUÂN

TT - Cuốn sách giáo trình đại học "Ký hiệu học văn hóa" đã sao chép vài đoạn trong cuốn "Nghiên cứu biểu tượng, một số hướng tiếp cận lý thuyết".

Cuốn sách Ký hiệu học văn hóa (phải) và cuốn sách Nghiên cứu biểu tượng, một số hướng tiếp cận lý thuyết - Ảnh: V.V.TUÂN
Cuốn sách Ký hiệu học văn hóa (phải) và cuốn sách Nghiên cứu biểu tượng, một số hướng tiếp cận lý thuyết - Ảnh: V.V.TUÂN

Cuốn sách giáo trình đại học Ký hiệu học văn hóa (NXB Thông Tin - Truyền Thông, 2015), do PGS.TS Nguyễn Tri Nguyên chủ biên, cùng PGS.TS Cung Dương Hằng thực hiện, đã sao chép vài đoạn trong cuốn Nghiên cứu biểu tượng, một số hướng tiếp cận lý thuyết của TS Đinh Hồng Hải (NXB Thế Giới, 2014).

Cuốn sách này có những đoạn văn giống gần như nguyên vẹn của TS Đinh Hồng Hải. Cụ thể, trang 30-31 cuốn Ký hiệu học văn hóa được lấy từ trang 31-32 cuốn Nghiên cứu biểu tượng, một số hướng tiếp cận lý thuyết khi nói về ký hiệu thông tin.

Trang 140 cuốn giáo trình này cũng có nhiều câu giống các câu trong bài viết của TS Đinh Hồng Hải trên tạp chí Dân Tộc Học số 5, 2011 (tr.59) như: “Nhân học biểu tượng đề cập đến văn hóa như một thực thể có tính độc lập tương đối, là một hệ thống ý nghĩa mà qua đó các nhà nhân học muốn tạo ra để giải mã và diễn dịch các biểu tượng và các nghi lễ trọng tâm”; “Văn hóa và hệ thống ý nghĩa của nó là đối tượng chính của nhân học biểu tượng”...

Thậm chí, ngay phần Lời nói đầu của cuốn Ký hiệu học văn hóa cũng có đoạn giống với trang 387 trong cuốn sách của TS Đinh Hồng Hải:

“Các biểu tượng trong văn hóa là đối tượng nghiên cứu vô cùng hấp dẫn nhưng cũng hết sức phức tạp do tính đa nghĩa và trừu tượng của nó, đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải có những “công cụ” nghiên cứu một cách hiệu quả. Một trong những công cụ hiệu quả nhất để tiếp cận đối tượng nghiên cứu này là phương pháp luận của khoa học về các ký hiệu (ký hiệu học). Ở Việt Nam hiện nay, ký hiệu học mới chỉ được tiếp cận ít nhiều dưới góc nhìn của ngôn ngữ học, văn học... mà chưa được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu văn hóa nghệ thuật”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Nguyễn Tri Nguyên thừa nhận sơ suất là trong cuốn sách do ông làm chủ biên có lấy lại một số thông tin từ các bài viết của TS Đinh Hồng Hải.

“Khi cuốn sách của chúng tôi in ra thì tôi chưa có trong tay cuốn sách của TS Đinh Hồng Hải. Nhưng tôi có tiếp nhận một số thông tin mà anh Hải đăng tải lên mạng. Chúng tôi có sơ suất là lấy hai đoạn từ trên mạng của anh Hải, nhưng không ghi nguồn.

Tôi cũng đã gửi lời xin lỗi TS Đinh Hồng Hải và hứa trong những cuốn sách Ký hiệu học văn hóa còn lại của ĐH Văn hóa TP.HCM tôi sẽ làm một tờ đính chính, chỗ nào có xuất xứ từ trang mạng nào thì sẽ ghi rõ nguồn của những đoạn đó” - PGS.TS Nguyễn Tri Nguyên nói.

Tuy nhiên TS Đinh Hồng Hải cho rằng: “Sẽ rất khó để đính chính lại các cuốn sách Ký hiệu học văn hóa đã phát hành mà cần phải thu hồi toàn bộ để sửa chữa lại”.

VŨ VIẾT TUÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    K\u00fd hi\u1ec7u h\u1ecdc v\u0103n h\u00f3a"\u00a0\u0111\u00e3 sao ch\u00e9p v\u00e0i \u0111o\u1ea1n trong cu\u1ed1n "Nghi\u00ean c\u1ee9u bi\u1ec3u t\u01b0\u1ee3ng, m\u1ed9t s\u1ed1 h\u01b0\u1edbng ti\u1ebfp c\u1eadn l\u00fd thuy\u1ebft"." />