Chương trình do Ban tuyên giáo Thành ủy tổ chức sáng 22-1.
Hội sách TP.HCM được khẳng định là sự kiện có tầm quốc gia, là mô hình “mà chỉ có TP.HCM tiên phong thực hiện và thành công liên tục qua các kỳ” - Ảnh: Hữu Khoa |
Chỉ thị 42 của Ban Bí thư ra đời vào thời điểm VN đồng ý gia nhập Công ước Berne về quyền tác giả, đã tạo ra bước chuyển mới cho hoạt động xuất bản tại VN trong mười năm qua.
TP.HCM tập trung phần lớn các đơn vị làm sách cả tư nhân và nhà nước, là thị trường sách dẫn đầu cả nước, đã có những sáng tạo trong cả ba lĩnh vực: xuất bản, in ấn và phát hành.
Bên cạnh đó, sự thành công của tám kỳ hội sách TP.HCM đã khẳng định đây là sự kiện có tầm quốc gia, là mô hình “mà chỉ có TP.HCM tiên phong thực hiện và thành công liên tục qua các kỳ”.
Mô hình “Đường sách chào xuân” tổ chức từ năm 2011 đến nay cũng đang được đánh giá là hoạt động chăm lo nhu cầu văn hóa đọc cho người dân có hiệu quả tích cực.
TP.HCM tiềm ẩn khả năng làm sách lậu quy mô lớn với thủ đoạn tinh vi |
Cục trưởng Cục Xuất bản CHU VĂN HÒA |
Về nội dung xuất bản phẩm, Ban tuyên giáo Thành ủy ghi nhận trong năm năm trở lại đây, mảng sách đề tài chủ quyền biển đảo được chú trọng khai thác, nổi lên thành dòng sách đặc biệt, và những sai sót trong lĩnh vực sách này đã giảm nhiều, gần đây không còn trường hợp sách bị thu hồi hoặc cán bộ biên tập viên bị xử lý kỷ luật do thiếu cẩn trọng.
Dù vậy, vẫn còn những vấn đề đáng suy nghĩ của xuất bản TP.HCM mà có đại biểu gọi nôm na là “còn nợ với chỉ thị 42”. Đó là chỉ tiêu phấn đấu đưa sách về cấp huyện, xã với mức sáu bản sách/người/năm chưa đạt được.
Hay như tình trạng làm sách lậu, in lậu, in nối bản trái phép tại TP.HCM được xem là “đang vượt tầm kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước và thanh tra chuyên ngành, liên ngành”. “TP.HCM tiềm ẩn khả năng làm sách lậu quy mô lớn với thủ đoạn tinh vi” - cục trưởng Cục Xuất bản Chu Văn Hòa đưa ra lời cảnh báo.
Bà Thân Thị Thư - trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy - lưu ý vấn đề quy hoạch tạo nguồn nhân lực cho xuất bản từ nay đến năm 2020 là rất quan trọng vì hiện nay có dấu hiệu thiếu hụt nhân sự kế thừa các vị trí quản lý tại các nhà xuất bản.
Bên cạnh đó là quy hoạch ngành và xây dựng tiềm lực năng lực cho hoạt động xuất bản của thành phố, mà mấu chốt vẫn là các đơn vị xuất bản cần tập trung vào công việc chuyên môn, mạnh dạn đầu tư làm các sách có giá trị, sẽ tạo nên sắc diện mới hơn nữa cho xuất bản TP.HCM trong tương lai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận