Ông Tsipras đã đắc cử nhưng trước mắt là rất nhiều thách thức - Ảnh: minimaetmoralia.it |
Dù được ca ngợi là người lãnh đạo “cuộc chiến thắng của nhân dân”, ông Tsipras đã tỏ ra mệt mỏi hơn thấy rõ, sụt mất vài ký và nụ cười tươi tắn của ông đã mất đi phần nào sức hút so với khi Syriza lên nắm quyền lần đầu chín tháng trước.
Hồi tháng 1, ông Tsipras hứa sẽ kết thúc “sự sỉ nhục và thống khổ” sau năm năm thắt lưng buộc bụng của chính quyền và người dân, giờ thì ông sẽ phải đương đầu với nhiệm vụ khó khăn là phục hồi nền kinh tế và lòng tin của người dân sau khi đã nhượng bộ rất nhiều để đổi lấy gói cứu trợ mới nhất 86 tỉ euro (135 tỉ USD).
GDP Hi Lạp hiện thấp hơn 25% so với năm 2009 và các nhà kinh tế tin rằng sẽ mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ, để nền kinh tế trở lại với quy mô như trước kia.
Cùng lúc, quốc gia Nam Âu này đang vật lộn với tỉ lệ thất nghiệp 25,2%, cao nhất trong khối sử dụng đồng euro, trong khi đầu tư đã giảm gần hai phần ba từ năm 2007.
Phản ánh mức sụt giảm trong đầu tư này, sản xuất công nghiệp trừ ngành xây dựng đã giảm 20% so với năm 1999.
Tiền lương trung bình ở Hi Lạp cũng giảm 25% từ năm 2008 gây khốn khó cho người lao động.
Việc làm ăn vẫn rất khó khăn vì vay vốn từ ngân hàng là điều gần như không thể trong bối cảnh kiểm soát tài chính như hiện giờ.
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của chính phủ Tsipras “tập hai” sẽ là thương lượng các điều khoản để nhận thêm 25 tỉ euro hỗ trợ cho các ngân hàng trong nước.
Nền kinh tế Hi Lạp được dự báo tiếp tục sụt giảm 2,3% trong năm nay và 1,3% nữa vào năm 2016.
Cuối cùng là vấn đề lâu nay của Athens, khi Tsipras sẽ phải bắt đầu các cuộc thương lượng tái cấu trúc khoản nợ của Hi Lạp đang ở mức hơn 175% GDP.
Đây sẽ là nhiệm vụ khó khăn nhất. Trong khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng đã tới lúc phải giảm bớt gánh nặng nợ cho Hi Lạp nhưng các nước khác, nhất là Đức, không mặn mà với ý tưởng này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận