20/06/2015 09:00 GMT+7

Thế giới đang nhanh chóng cạn kiệt nguồn nước

HẢI YẾN
HẢI YẾN

TTO - Theo nghiên cứu mới đây từ dữ liệu vệ tinh của Cơ quan Hàng không không gian Mỹ (NASA), thế giới đang ngày càng khô hạn với sự sụt giảm nhanh chóng của lượng nước ngầm.

Người dân bắt cá ở vũng cạn nước vì khô hạn trên một nhánh của sông Hằng tại Allahabad, Ấn Độ - Ảnh: Reuters

Nghiên cứu cho biết 21 trong số 37 tầng chứa nước lớn trên toàn thế giới đang trở nên suy kiệt. Đáng báo động nhất là tầng chứa nước Indus Basin - nguồn cung cấp nước chính cho cả Ấn Độ, hiện bị suy giảm lượng nước nghiêm trọng.

Ông Matthew Roddell, nhà khoa học của NASA, cho biết: “Hệ quả của điều này là khá đáng sợ. Những tầng chứa nước này có thể trở nên khô hạn ở một vài thời điểm nào đó”.

Nghiên cứu này được thực hiện bằng việc đo lường sự thay đổi mực nước qua vệ tinh. Bởi vì nước chiếm phần lớn khối lượng của Trái đất nên sự dịch chuyển nguồn nước ngầm bên trong sẽ tạo nên sự thay đổi trọng lượng của Trái đất.

Qua việc nghiên cứu sự chuyển đổi khối lượng Trái đất, các nhà khoa học đã đo lường được sự thay đổi lượng nước ngầm và cho ra kết quả nghiên cứu trên.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng tầng chứa nước thung lũng trung tâm thuộc California bị suy giảm nặng nề nhất ở Mỹ, bởi người dân nơi đây phụ thuộc phần lớn vào lượng nước ngầm từ nước mưa, vốn đã bị suy giảm bởi cơn hạn hán kéo dài tại đây.

Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một hạn chế là chỉ có thể xác định được sự thay đổi trong mực nước ngầm mà không thể định lượng được lượng nước còn lại.

Ông Roddell cho biết để làm được điều này, họ phải khoan trực tiếp vào các tầng chứa nước. Đây chính là điều ông đang đốc thúc thực hiện. Ông nói: “Chúng ta nên giám sát và định lượng lượng nước ngầm như chúng ta thực hiện thành công với dầu mỏ”.

HẢI YẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên