Lãnh đạo phong trào Occupy Central Dr Chan Kin-man và lãnh đạo phong trào Scholarism Wong Chi-fung đã có mặt tại Học viện Y Khoa Hong Kong – nơi diễn ra cuộc tranh luận giữa chính quyền và lãnh đạo cuộc biểu tình - Ảnh: Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng |
Lãnh đạo Liên đoàn Sinh viên Hong Kong (từ trái sang): Yvonne Leung, Eason Chung, Nathan Law, Alex Chow, Lester Shum và Nathan Law trong cuộc đàm phán giữa người biểu tình và chính quyền Hong Kong hôm 21-10 - Ảnh: AFP |
Người biểu tình theo dõi truyền hình trực tiếp cuộc đàm phán giữa lãnh đạo biểu tình và đại diện chính quyền Hong Kong - Ảnh: Reuters |
Đại diện chính quyền Hong Kong (từ trái sang): Edward Yau, Rimsky Yuen, Carrie Lam, Raymond Tam và Lau Kong trong cuộc đàm phán giữa người biểu tình và chính quyền Hong Kong hôm 21-10 - Ảnh: AFP |
Trước khi diễn ra cuộc đối thoại, lãnh đạo Hong Kong Lương Chấn Anh cho biết sẽ đưa ra một số nhượng bộ đối với người biểu tình.
Ông Lương cho biết cuộc bầu cử đặc khu trưởng năm 2017 sẽ được diễn ra dân chủ hơn. “Có khả năng làm cho ủy ban đề cử (các ứng cử viên đặc khu trưởng) trở nên dân chủ hơn” – ông Lương nói với nhóm nhỏ các nhà báo trước khi bước vào cuộc đàm phán với người biểu tình.
Theo Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, hiện tại đại diện của phía chính quyền và lãnh đạo biểu tình đã có mặt tại Học viện Y Học – nơi diễn ra cuộc đàm phán.
Dù vậy, nhiều nhà quan sát cho rằng, cuộc đối thoại giữa đại diện sinh viên và các lãnh đạo Hong Kong sẽ không đem lại kết quả khả quan. Nhiều người lo ngại sẽ xảy ra các vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát sau khi cuộc đàm phán kết thúc.
Chính bản thân ông Lương Chấn Anh cũng thừa nhận các cuộc đàm phán sẽ không thể giải quyết mọi vấn đề. “Các cuộc đối thoại không thể giải quyết tất cả vấn đề nhưng việc có thể ngồi lại với nhau là một sự khởi đầu tốt” – ông Lương Chấn Anh nói.
Tuy nhiên, đặc khu trưởng Hong Kong cũng ám chỉ rằng Bắc Kinh đang dần mất kiên nhẫn với cuộc biểu tình tại Hong Kong.
“Cho đến bây giờ, Bắc Kinh vẫn để chính phủ Hong Kong tự giải quyết vấn đề, vì vậy tôi nghĩ chúng ta nên cố hết sức, Bản thân tôi, chính quyền và người dân Hong Kong nên cố hết sức để giữ trạng thái đó” – New York Times dẫn lời ông Lương cho biết.
Lo ngại xảy ra đụng độ
“Tôi thực sự lo ngại cho tối nay” – nhà lập pháp Claudia Mo nói với AFP – Nếu đây chỉ là một màn trình diễn chính trị, nhiều người sẽ nghĩ: Thế thì chúng ta hãy xuống đường lần nữa”
Surya Deva, giáo sư trường đại học Hong Kong cho biết tình hình có thể sẽ tệ hơn nếu chính phủ tiếp tục từ chối nhượng bộ người biểu tình đòi dân chủ.
“Điều đó cho thấy sự mất lòng tin của chính quyền vào người dân … và điều này cũng cho thấy sự thiên vị đối với người giàu và người nghèo của hệ thống chính trị hiện thời – nhà lập pháp ủng hộ dân chủ Fernamdo Cheung nói - Làm thế nào mà người nghèo Hong Kong tuân theo pháp luật và tin vào pháp trị khi họ không có hi vọng được trao quyền về kinh tế và chính trị”
Sự cạnh tranh gay gắt với thành phần giàu đó đại lục, sự bất bình về mối quan hệ nồng ấm giữa Bắc Kinh và thành phần giàu có của Hong Kong khiến cho thế hệ trẻ cảm thấy bất an về tương lai của họ.
Khoảng cách giàu nghèo là một trong những vấn đề nan giải ở đặc khu Hong Kong. Số liệu công bố hồi tháng 9-2013 cho thấy, khoảng 20% người dân Hong Kong (khoảng 1,31 triệu người) được xếp vào hàng những người nghèo tại đặc khu này.
Tuyên bố được đưa ra sau cuộc đối thoại kéo dài 2 giờ giữa chính quyền và đại diện phong trào Chiếm trung tâm hôm 21-10.
“Cuộc đối thoại hôm nay hi vọng sẽ là cuộc đối thoại đầu tiên trong số các vòng đàm phán tiếp theo” – Chánh văn phòng đặc khu Hong Kong Carrie Lam nói trong cuộc họp báo sau khi kết thúc cuộc đối thoại.
Tuy nhiên, bà Lam vẫn khẳng định chính quyền Hong Kong kiên quyết giữ vững lập trường bầu lãnh đạo trong danh sách các ứng cử viên do Bắc Kinh lựa chọn.
“Nếu sinh viên không chấp nhận điều đó, tôi e rằng chúng ta sẽ tiếp tục có những quan điểm bất đồng” – bà Lam nói.
Bà Lam cũng khẳng định sẽ phản ánh các quan điểm của người dân đến chính quyền trung ương.
Cuộc đối thoại giữa chính quyền Hong Kong và lãnh đạo người biểu tình diễn ra ở Học viện Y Học lúc 18g (tức 17g giờ VN) được truyền hình trực tiếp trên các phương tiện truyền thông Hong Kong.
Tại khu trung tâm mua sắm Mong Kok, người biểu tình dựng các màn hình lớn để theo dõi tường thuật trực tiếp cuộc đối thoại.
“Đây là thời điểm lịch sử bởi lần đầu tiên một nhóm biểu tình ở Hong Kong được ngồi ngang hàng với đại diện chính quyền để nói rằng: Chúng tôi không đồng ý với các ông, chúng tôi muốn dân chủ” – Nathan Law, một lãnh đạo của Liên đoàn sinh viên Hồng Kong cho biết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận