19/09/2003 22:53 GMT+7

Rác thì ngập, lò đốt "trùm mền"

ĐOAN TRANG
ĐOAN TRANG

TT (TP.HCM) - Trong khi khối lượng rác y tế ngày càng tăng, lò đốt rác y tế ở xã Bình Hưng Hòa đang quá tải thì có một lò đốt rác y tế khác lại bị “trùm mền” gần cả năm nay trong khuôn viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM.

JIeMmnso.jpgPhóng to

Lò đốt rác y tế đang được "trùm mền" trong khuôn viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM

TT (TP.HCM) - Trong khi khối lượng rác y tế ngày càng tăng, lò đốt rác y tế ở xã Bình Hưng Hòa đang quá tải thì có một lò đốt rác y tế khác lại bị “trùm mền” gần cả năm nay trong khuôn viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM.

Chỉ vì địa điểm

Câu chuyện bắt đầu từ tháng 10-2002. Lò đốt rác y tế công suất 500 kg/ngày do các nhà khoa học TP.HCM chế tạo vận hành hoàn chỉnh được đem ra triển lãm tại tuần lễ khoa học và giáo dục.

Tháng 12-2002, Sở Khoa học - công nghệ & môi trường (nay là Sở Khoa học - công nghệ) kiến nghị UBND TP sớm đưa lò vào hoạt động.

Ngay trong tháng 1-2003, UBND TP đã ra văn bản cho phép Công ty Môi trường đô thị TP (khi đó trực thuộc Sở Giao thông công chánh, nay trực thuộc Sở Tài nguyên - môi trường) lập dự án đầu tư trạm xử lý rác thải y tế và tìm kiếm địa điểm.

Đến tháng 5-2003, dự án đầu tư trạm xử lý chất thải y tế hoàn chỉnh và gửi cho Sở Kế hoạch đầu tư. Theo đó, dự án dự kiến triển khai trên diện tích hơn 2.500m2. Tổng mức đầu tư khoảng 3 tỉ đồng từ nguồn ngân sách TP.

Tuy nhiên, dự án do Công ty Môi trường đô thị trình vẫn trong giai đoạn... nằm chờ vì chưa có kế hoạch vốn năm 2003. Nhưng lý do chính vẫn là việc địa điểm công ty và UBND quận Thủ Đức chọn lại không được Sở Qui hoạch - kiến trúc đồng ý với lý do ở gần khu dân cư, gây ô nhiễm. Vậy thì chọn địa điểm nào? Điều này lại chưa được bàn một cách rốt ráo.

Lò không gây ô nhiễm

Nhưng vấn đề là lò đốt rác y tế do các nhà khoa học TP.HCM chế tạo này liệu có gây ô nhiễm như lo ngại của cơ quan chuyên môn về qui hoạch? Ông Phan Minh Tân, phó giám đốc Sở KH-CN, khẳng định lò được sản xuất theo công nghệ hiện đại, có bộ phận xử lý khí thải hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường.

Để minh chứng thêm cho điều này, chúng tôi đã gặp giáo sư - tiến sĩ khoa học Bùi Song Cầu, người phụ trách nhóm chuyên gia chế tạo lò.

Ông Cầu giải thích: lò là một hệ thống xử lý tự động và khép kín. Rác được bỏ vào thùng để được tự động chuyển vào thùng chứa trung gian, sau đó qua buồng đốt sơ cấp để làm nhiệm vụ đốt rác theo công nghệ nhiệt phân (âm ỉ) rồi được chuyển lên buồng thứ cấp có nhiệt độ trên 1.0500C để đốt triệt để hợp chất hữu cơ. Sau đó khí thải tiếp tục được chuyển tự động qua hệ thống trao đổi nhiệt (nhiệt độ giảm còn 3000C) rồi đưa sang buồng xử lý trước khi thoát ra ngoài bằng ống khói cao gần 20m...

Theo GS Cầu: “Chúng tôi rất nóng ruột khi lò bị “trùm mền” quá lâu. Với hệ thống xử lý hiện đại, tự động và khép kín như vậy và chỉ chiếm một diện tích khoảng 60m2, theo tôi, không nhất thiết phải chờ cả một dự án. Lò có thể đặt ngay trong khuôn viên bệnh viện nào đó (Bệnh viện Thống Nhất chẳng hạn).

ĐOAN TRANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên