Năm bị cáo nguyên là cán bộ, Công an TP Tuy Hòa bị truy tố tội “dùng nhục hình” (từ trái qua): Nguyễn Thân Thảo Thành, Đỗ Như Huy, Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Minh Quyền, Nguyễn Tấn Quang - Ảnh: Duy Thanh |
Đây là báo cáo trong kỳ giám sát từ ngày 1-10-2011 đến ngày 30-9-2014. Báo cáo đã được ông Nguyễn Văn Hiện - Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội trình bày trước Quốc hội sáng 5-6.
Hậu quả nghiêm trọng
Ông Hiện cho rằng việc dùng nhục hình trong hoạt động điều tra là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân của người bị tình nghi thực hiện tội phạm và trong một số trường hợp chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến oan sai.
Để minh chứng cho nhận định, báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông tin trong thời gian ba năm qua, đã có 46 đơn tố cáo về bức cung, nhục hình trong hoạt động điều tra, trong đó đã giải quyết 40 đơn.
Trong đó 26 vụ với 40 bị can nguyên là cán bộ công an bị khởi tố về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.
“Đáng lưu ý, để xảy ra một số vụ dùng nhục hình làm chết người gây bức xúc trong dư luận” - ông Hiện nói.
Điển hình là vụ điều tra viên (Công an Sóc Trăng) đã dùng nhục hình ép bị can Trần Văn Đở và sáu bị can khác phải khai là đồng phạm trong vụ giết người, cướp tài sản dẫn đến việc khởi tố, bắt giam oan bảy người.
Vụ công an ở Tuy Hòa (Phú Yên) dùng nhục hình dẫn đến cái chết của Ngô Thanh Kiều. Điều tra viên (Công an Bắc Giang) dùng nhục hình nghiêm trọng đối với bị can Nguyễn Thị Nguyệt Nga. Cả ba vụ nhục hình trên đều được khởi tố, điều tra xử lý hình sự.
Bức cung, nhục hình ngay sau khi bị bắt
Ông Nguyễn Văn Hiện cho biết qua giám sát cho thấy các hành vi bức cung, dùng nhục hình thường diễn ra ngay sau khi bắt, tạm giữ hoặc khi lấy lời khai mà đối tượng không nhận tội.
“Nhiều trường hợp khi ra tòa bị cáo mới khai bị bức cung, nhục hình hoặc khi người bị tạm giữ chết và có tố cáo gay gắt thì mới được phát hiện” - ông Hiện nói.
Dù vậy, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc giải quyết các đơn tố cáo về bức cung, dùng nhục hình trong quá trình điều tra còn chậm, ảnh hưởng quyền con người, quyền công dân.
“Việc xử lý đối với cán bộ vi phạm pháp luật có biểu hiện nương nhẹ, kể cả một số trường hợp xử lý hình sự thì kết quả xét xử cũng thiếu nghiêm minh - ông Hiện nói.
Hồ sơ hình sự nặng theo hướng buộc tội Đây là đánh giá của Thường vụ Quốc hội. Theo đó tại phiên tòa kiểm sát viên còn tập trung vào bảo vệ cáo trạng và quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong một số trường hợp khó bảo đảm, tôn trọng thật sự. Quá trình tranh tụng tại nhiều phiên tòa còn hình thức, chủ yếu do lỗi chủ quan của thẩm phán, kiểm sát viên còn coi trọng “án tại hồ sơ”, chưa coi trọng “án tại phiên tòa”, từ đó chưa chủ động tranh luận, tích cực làm rõ các tình tiết mới phát sinh tại phiên tòa. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận