Phóng to |
Hoạt động tại công viên phần mềm Quang Trung - một trong những mục tiêu đặt ra từ Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần 7 đã đi vào cuộc sống - Ảnh: T.T.D |
TS Trần Du Lịch nói:
- Mặc dù chúng ta đánh giá sự tăng trưởng kinh tế trong năm năm qua là chưa tương xứng với tiềm năng của TP, nhưng nếu nhìn lại bối cảnh chung của nước ta vào thời điểm 1999-2000, khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001-2005, thì kết quả tăng trưởng kinh tế trên địa bàn TP đạt mức tăng GDP bình quân 11%/năm là một thành quả đáng kể, nó thể hiện tính năng động, sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân TP chúng ta.
Lợi thế của một địa phương hay một quốc gia không tồn tại vĩnh viễn, nếu ta không khai thác thì đến một lúc nào đó lợi thế ấy sẽ mất đi. Những nơi không có lợi thế nếu họ biết tạo ra lợi thế cho mình thì họ sẽ có năng lực cạnh tranh để phát triển mạnh. tiến sĩ Trần Du Lịch - viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM - trao đổi với Tuổi Trẻ về phát triển kinh tế trong những năm qua và trong tương lai sắp tới.
- Mặc dù chúng ta đánh giá sự tăng trưởng kinh tế trong năm năm qua là chưa tương xứng với tiềm năng của TP, nhưng nếu nhìn lại bối cảnh chung của nước ta vào thời điểm 1999-2000, khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001-2005, thì kết quả tăng trưởng kinh tế trên địa bàn TP đạt mức tăng GDP bình quân 11%/năm là một thành quả đáng kể, nó thể hiện tính năng động, sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân TP chúng ta.
Nhân đây, tôi cũng nhấn mạnh những nỗ lực của TP trong xã hội hóa đầu tư lĩnh vực hạ tầng và kỹ thuật đô thị như: chương trình kích cầu đầu tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục; chuyển nhượng quyền khai thác cầu, đường cho các doanh nghiệp cổ phần; thí điểm phát hành trái phiếu đô thị để đầu tư; mạnh dạn nâng chuẩn nghèo từ 3 triệu đồng/người/năm lên 6 triệu đồng/người/năm để phấn đấu; mạnh dạn thí điểm chương trình “hậu cai nghiện”... đều là những mô hình mang tính chất đột phá rất đáng ghi nhận.
* Ông nói thế nào về vai trò, vị trí của TP đối với cả nước và trong khu vực?
- Nếu năm 1985 TP đóng góp 13% GDP, 12% giá trị sản xuất công nghiệp, 21% doanh thu dịch vụ... thì các con số trên vào năm 2004 là 20%, 29% và 25%... Tuy nhiên, vai trò trung tâm của TP đối với khu vực và cả nước cần nhìn rộng hơn ở các khía cạnh khác như thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp đối với các tỉnh, chuyển tải nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao... thì còn nhiều hạn chế.
Trong giai đoạn mới, vị trí vai trò của TP cần được nhìn ở khía cạnh tích cực hơn. Đó là TP phải định hướng phát triển trong tổng thể chung của cả khu vực phía Nam, nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; cùng hợp lực, phát huy thế mạnh chung để giành thắng lợi trong hội nhập.
Phóng to |
Tiến sĩ Trần Du Lịch - viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM - Ảnh: N.C.T. |
- TP.HCM là đô thị lớn, nếu với tốc độ tăng trưởng kinh tế 12%/năm như dự kiến trong năm năm tới thì qui mô kinh tế sau sáu năm sẽ gấp đôi năm 2005, dân số tăng thêm khoảng trên 1 triệu người. Điều này đòi hỏi bộ máy quản lý phải nâng lên tương ứng, kể cả chất lượng lẫn số lượng. Tôi đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý đô thị, đây là vấn đề cực kỳ phức tạp mà hiện nay chúng ta còn nhiều yếu kém và bất cập.
Tôi muốn nói rằng sự yếu kém của hạ tầng đô thị TP đang là lực cản đối với phát triển. Sự giảm sút môi trường đầu tư trong thời gian qua có yếu tố quan trọng xuất phát từ vấn đề này. Nếu hạ tầng tốt, thuận lợi thì giảm chi phí, sự yếu kém của hạ tầng làm cho nền kinh tế thiệt hại rất lớn.
* Ông có cho rằng công tác quản lý đô thị của chúng ta còn yếu, không dự báo được tình hình phát triển nên để nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp...
- Theo tôi, TP cần đề nghị T.Ư nghiên cứu đổi mới tổ chức nền hành chính đô thị. Nếu như hiện nay, một sở của TP chỉ nhích hơn sở của tỉnh nào đó thì không thể nào quản lý nổi. Bộ máy của quận không thể cứ giống y như huyện; một huyện đang đô thị hóa khác với một huyện nông nghiệp.
Huyện Hóc Môn, nơi đô thị hóa mạnh như vậy mà bộ máy quản lý đô thị cũng như những nơi khác thì việc xảy ra tình trạng gần 1.000 căn nhà mọc lên trái phép như vừa qua rồi sẽ vẫn tiếp diễn (tôi nói điều này chỉ hàm chứa nguyên nhân khách quan, chứ không hàm chứa nguyên nhân chủ quan về tiêu cực trong quản lý).
Tôi còn nhớ trong những năm đầu của thập niên này, công luận vô cùng lo lắng về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nước ta nói chung và TP nói riêng, khi thực hiện lộ trình cắt giảm thuế theo AFTA, nhất là thời điểm tháng 7-2003 cắt giảm mạnh các dòng thuế nhập khẩu liên quan đến các sản phẩm chủ lực của TP. Nhưng thực tế các doanh nghiệp của TP không những không mất thị trường, “chết” vì hàng ngoại nhập như chúng ta lo lắng, mà ngược lại càng mạnh hơn, thị trường càng mở rộng hơn. |
Để phát huy lợi thế, TP cần tập trung nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư, trong đó trọng tâm là cải cách hành chính. Xem cải cách hành chính như một nhiệm vụ trọng tâm của TP trong năm năm tới; xây dựng cho được một nền hành chính phục vụ, với dịch vụ công tốt nhất.
* Đại hội lần này đã đặt ra nhiều bài toán phát triển của TP. Theo ông, những vấn đề gì cần được quan tâm thảo luận?
- Theo tôi, cần tập trung thảo luận về từng nhóm công việc: việc gì Nhà nước phải làm, không ai làm thay; việc gì xã hội hóa; việc Nhà nước làm thì nguồn lực lấy từ đâu. Và khi ta đã xác định được cách nào và ai làm thì phải cân đối và tập trung nguồn lực. Tôi ví dụ cụ thể. Những việc cần có bàn tay Nhà nước như phát triển công nghiệp thì Nhà nước phải đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, cung cấp dịch vụ... hay tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp...
Loại thứ hai như đầu tư vào ngành cơ khí, là ngành quan trọng và là đòn bẩy cho kinh tế phát triển nhưng tỉ suất lợi nhuận không cao, chưa hấp dẫn khu vực tư nhân thì doanh nghiệp nhà nước phải làm. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là ở chỗ đó, chứ không phải cái nào thu được nhiều lợi nhuận ngay thì anh cứ nhảy vào làm.
Loại thứ ba là những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác có thể làm thì Nhà nước tập trung tháo gỡ thủ tục hành chính, pháp lý, cung cấp tốt dịch vụ công... cho doanh nghiệp. Xác định mục tiêu, cân đối nguồn lực, từ đó tính toán nguồn nào là Nhà nước, nguồn nào xã hội hóa. Đây chính là nội dung cần được cụ thể hóa trong các nhóm giải pháp khi triển khai thực hiện.
Tôi muốn lưu ý nếu chúng ta không phát triển công nghiệp cơ khí thì đừng bao giờ nhắc đến cụm từ “công nghiệp hóa” hay “nội địa hóa”. Tôi cũng không đồng ý với quan điểm hễ cái gì mình không có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác thì đều không nên đầu tư phát triển. Nếu nói vậy chẳng lẽ mình đi nhập khẩu hết các thứ để về dùng? Nếu nói vậy Hàn Quốc sẽ chẳng bao giờ có được ngành công nghiệp đóng tàu, công nghiệp điện tử, công nghiệp ôtô, công nghiệp thép... như hiện nay, khi mà ở thập niên 1960-1970 trong tay Hàn Quốc chẳng có chút lợi thế nào đối với các ngành đó cả. Lý thuyết chung về lợi thế cạnh tranh là như vậy, nhưng không nên hiểu lý thuyết một cách máy móc. Biết tận dụng lợi thế đang có là cần thiết, nhưng biết tạo ra lợi thế mới cho mình mới là bản lĩnh. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận