14/11/2016 18:54 GMT+7

Hình ảnh siêu trăng xuất hiện tại Việt Nam

T.THẮNG
T.THẮNG

TTO - Khoảng 18g45 tối nay, tại TP.HCM, nhiều người dân, nhất là giới nhiếp ảnh đã bắt đầu đổ lên cầu Thủ Thiêm háo hức ngắm Mặt trăng đang vào thời khắc gần Trái đất nhất trong vòng 68 năm qua.

Hình ảnh mặt trăng lúc 18g45 phút - Ảnh: Thuận Thắng

Theo dự đoán, trăng tròn vào tối 14-11 sẽ lớn hơn bình thường, với diện tích lớn hơn khoảng 30%, độ sáng cũng lớn hơn khoảng 30%, được giới thiên văn học gọi là siêu trăng. Tuy nhiên với mắt thường quan sát thì khó nhận thấy sự khác biệt của siêu trăng.

Từ khoảng 18g45, tại TP.HCM, nhiều người dân và nhất là giới nhiếp ảnh đã bắt đầu đổ lên cầu Thủ Thiêm, Bến Bạch Đằng, cầu Mống, bờ sông quận 2 để chờ chứng kiến hiện tượng siêu trăng hiếm có này.

Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng đang tích cực lùng các góc để tìm chủ thể làm tiền cảnh chụp cho được những bức ảnh về mặt trăng lớn nhất kể từ 68 năm nay.

Dọc đường Tôn Đức Thắng cạnh bờ sông Sài Gòn, lượng người dân và giới nhiếp ảnh cũng tụ tập đông không kém.

Giớ trẻ TP.HCM ngắm siêu trăng tại bến tàu Bạch Đằng, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa
Giới trẻ TP.HCM ngắm siêu trăng tại bến tàu Bạch Đằng, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa
Giớ trẻ TP.HCM ngắm siêu trăng tại bến tàu Bạch Đằng, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa
Giới trẻ TP.HCM ngắm siêu trăng tại bến tàu Bạch Đằng, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa

Tuy nhiên, đám đông cũng nhanh chóng tản ra khi không thấy sự khác biệt của siêu trăng. Một số người chụp ảnh bỏ cuộc sớm vì chụp trăng quá khó. Tiêu cự ống kính phải trên 300mm mới cho hiệu ứng hình ảnh trăng to và thấy rõ hình dáng trên bề mặt trăng.

Khoảng 20g siêu trăng lơ lửng trên đỉnh nhà thờ Đức Bà, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa
Khoảng 20g siêu trăng lơ lửng trên đỉnh nhà thờ Đức Bà, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa
Bạn trẻ dùng điện thoại chụp lại hình ảnh siêu trăng - Ảnh: Hữu Khoa
Bạn trẻ dùng điện thoại chụp lại hình ảnh siêu trăng - Ảnh: Hữu Khoa
Siêu trăng nhìn từ cảng Bạch Đằng, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa
Siêu trăng nhìn từ cảng Bạch Đằng, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa

Thời điểm trăng gần trái đất cũng là thời điểm trăng lên khá cao ở Việt Nam nên việc chụp ảnh khó khăn hơn khi không có tiền cảnh làm sinh động bức hình. Một số báo và trang mạng đã đưa tin khá đậm về hiện tượng siêu trăng nhưng thực tế đã làm nhiều người thất vọng.

Bạn Nguyễn Tuấn Hùng sinh viên trường ĐH Bách Khoa cùng nhóm bạn đi ngắm siêu trăng chia sẻ: "Trời Sài Gòn đẹp nên trăng rất sáng, còn mình không cảm nhận được trăng to hơn bình thường. Mình và nhóm bạn nhìn một chút là thấy chán".  

Hình ảnh siêu trăng thời điểm gần trái đất nhất lúc 20g52 tại TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng
Hình ảnh siêu trăng lúc 19g40 trên nóc tòa nhà Bitexco TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng
Hình ảnh siêu trăng lúc 19g40 trên nóc tòa nhà Bitexco TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng
Trăng tròn thông thường (trái) so với trăng tại cận điểm/siêu trăng - Ảnh: do Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam cung cấp
Trăng tròn thông thường (trái) so với trăng tại cận điểm/siêu trăng - Ảnh: do Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam cung cấp
Các nhiếp ảnh gia đang chọn vị trí tốt để chụp siêu trăng - Ảnh: Thuận Thắng
Các nhiếp ảnh gia đang chọn vị trí tốt để chụp siêu trăng - Ảnh: Thuận Thắng
Hiện tượng siêu trăng thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và giới nhiếp ảnh - Ảnh: Thuận Thắng
Hiện tượng siêu trăng thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và giới nhiếp ảnh - Ảnh: Thuận Thắng
T.THẮNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên