Ảnh minh họa - Ảnh: Độc giả cung cấp |
Trong cuốn sách “Truyện cổ tích Việt Nam” của NXB Kim Đồng in và nộp lưu chiểu tháng 10-2014, truyện cổ tích Thạch Sanh, có các đoạn viết: Thạch Sanh trần truồng, mẹ Thạch Sanh cởi quần cho con trai, Thạch Sanh chém chằn tinh vỡ đầu, phọt óc…
Ngày 20-3, Cục Xuất bản, in và phát hành đã có công văn gửi NXB Kim Đồng yêu cầu thẩm định lại nội dung cuốn sách này.
Đừng đổ lỗi cho dị bản
Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, trong truyện cổ dân gian Việt Nam, chi tiết nhường khố cho con đã từng xuất hiện ở truyện Chử Đồng Tử nhưng là trường hợp cha - con, tức cùng giới tính, còn chuyện mẹ nhường quần cho con trai là không có.
Xét trong bản truyện kể dân gian của Nguyễn Đổng Chi - một trong những tài liệu được các nhà nghiên cứu tin tưởng cũng không tồn tại chi tiết tương tự.
ThS. Võ Trường Linh cho rằng có thể vấn đề liên kết xuất bản là nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong tập truyện này.
>> ThS. Võ Trường Linh
Theo TS. Lý Tùng Hiếu (khoa Văn hóa học, ĐH KHXH&NV TP.HCM) thì tác phẩm văn học dân gian đều có nhiều dị bản, qua mỗi thời kì có một dị bản phù hợp với ngôn ngữ của thời kì đó. Có các loại dị bản về ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện và tư tưởng .
“Đó là cách mà văn học dân gian lưu truyền từ đời này sang đời khác mà không bao giờ trở nên xưa cũ” - TS. Hiếu khẳng định.
Nếu việc biên soạn cẩn thận thì trong rất nhiều dị bản phải chọn dị bản phù hợp nhất với đối tượng hướng đến. Ngay cả khi đã chọn được dị bản phù hợp cũng phải điều chỉnh thêm về câu từ.
>> TS. Lý Tùng Hiếu
Khi làm mới tác phẩm văn học dân gian sẽ làm chúng méo mó, sai lệch nhiều so với nguyên bản vì tác phẩm đã được thể hiện qua lăng kính của tác giả, khác hoàn toàn so với người đi sưu tầm văn học dân gian.
TS. Hiếu cho rằng không thể lấy lý do những sai lệch trong câu chuyện là của văn học dân gian. Dân gian có dị bản nhưng trường hợp này không phải lỗi của văn học dân gian truyện Thạch Sanh xưa nay không đề cập tới cảnh trần truồng hay chém giết máu me.
Dị bản cần được hiểu là phiên bản khác so với nguyên bản. Ở đó có các chi tiết mới, độc lập với những chi tiết cũ nhưng có nội dung, ý nghĩa và cốt truyện tương tự. Một mô-tuýp trong truyện dân gian xuất hiện ở nhiều truyện khác nhau là hoàn toàn bình thường nhưng trường hợp câu chuyện “khó hiểu” về Thạch Sanh của NXB Kim Đồng là sự lắp ghép kiên cưỡng từ mô-tuýp của một câu chuyện khác.
>> TS. Lý Tùng Hiếu
TS. Hiếu cũng chỉ rõ hai trường hợp dị bản xuất hiện trên các ấn phẩm sách báo:
Thứ nhất, dị bản có ghi nguồn sưu tầm cụ thể từ ai, khu vực nào. Chẳng hạn, một cụ già ở một thôn, xóm cụ thể.
Thứ hai, trường hợp dị bản không ghi nguồn từ đâu mà lấy từ khảo sát điền giã thì ta có quyền nghi ngờ nó không có giá trị khoa học, không phải là văn học dân gian
“Hãy để công chúng, người thưởng lãm nói lên tiếng nói của họ. Bằng lưới lọc của công chúng ta sẽ sàn lọc được những tác phẩm phù hợp trong dòng phát triển, biến đổi không ngừng của các tác phẩm dân gian” - ông Hiếu nhấn mạnh.
>> TS. Lý Tùng Hiếu
Sợ !
Anh Nguyễn Mạnh Đình (Quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết, những câu chuyện như Thạch Sanh, Tấm Cám ngày xưa anh nghe kể đã ảnh hưởng rất nhiều tới suy nghĩ và hành động của anh.
>> Anh Nguyễn Mạnh Đình
Theo ý kiến của anh Mạnh Đình, truyện dân gian có dị bản là điều bình thường nhưng việc đưa vào sách cho trẻ em dị bản thế này là không phù hợp, phải hướng giáo dục các em tới những chuẩn mực tốt đẹp.
>> Anh Nguyễn Mạnh Đình
Chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ cho rằng: “Những cuốn sách dùng từ ngữ, hình ảnh không có phù hợp với trẻ sẽ tác động rất lớn tới suy nghĩ, thậm chí là hành vi của trẻ”.
Theo chuyên gia Minh Huệ, lời văn mượt mà, nhẹ nhàng, mang thông điệp tốt đẹp sẽ giúp trẻ học hỏi nhiều điều và mang lại có cảm xúc tích cực. “Khi những cuốn sách này đến tay các đứa trẻ có thể trẻ sẽ bắt chước, vô tình làm lệch lạc ý nghĩa của văn học dân gian” - bà Huệ lo lắng.
>> Chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ
Khi đọc đến những lời văn miêu tả trong truyện Thạnh Sanh của NXB Kim Đồng, bà Minh Huệ cảm thấy rất sốc. Chuyên gia tâm lý cho biết: “Tôi tự đặt ra câu hỏi đối với tâm hồn trong sáng của trẻ thì sẽ ảnh hưởng như thế nào? Sẽ hình dung những nhân vật cổ tích ra sao?. Sẽ học được điều tốt đẹp gì?”.
Đây là sự cố cần được lưu tâm để tránh những trường hợp tương tư xảy ra, có hại cho trẻ.
>> Chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ
Thạc sĩ (Th.S) Võ Trường Linh (khoa giáo dục mầm non, trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng, thầy cô giáo và phụ huynh phải thẩm định sách trước khi để các em đọc.
“Thực tế, khi nói chuyện với nhau, các em còn sử dụng câu cú, lời lẽ trong sách, truyện nên việc từ ngữ không phù hợp sẽ tác động trực tiếp đến các em. Vì vậy khi các em đã lỡ tiếp cận với các loại sách truyện này, nhà trường và phụ huynh cần phải uốn nắn ngay , phải xác định những biểu hiện đó từ đâu?” - ông Linh lưu ý.
>> ThS. Võ Trường Linh
Chuyên gia tâm lý Minh Huệ cho rằng cần phải thực sự thận trọng khi đưa ra những sản phẩm giáo dục trẻ em. Ngày nay, lượng sách ra quá nhiều, hư cấu càng nhiều thì càng cần kiểm soát chặt chẽ. “Nếu không cọn lựa kĩ thì mục tiêu giáo dục có thể biến thành phản giáo dục”- bà Huệ nhắc nhở.
>> Chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ
Theo ý kiến của chuyên gia tâm lý Minh Huệ thì các ông bố bà mẹ bản thân họ phải là những “người đọc” để chọn được những cuốn sách đầy đủ ý nghĩa giúp con mình trưởng thành, phải tinh tế khi lựa chọn sách. Phụ huynh cần xem kĩ nguồn gốc của sách, lời bình sách từ những người uy tín để chọn mua. Các cuốn sách trôi nổi không kiểm soát thì rất dễ bị sai lệch nội dung.
>> Chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ
Sẽ họp để làm rõ Ông Nguyễn Hữu Thắng - phó Giám đốc NXB Kim Đồng - cho biết: “Ngay khi nhận được thông tin, NXB Kim Đồng đã ngưng phát hành tập truyện. Chúng tôi sẽ họp để quyết định một số việc cần làm. Chúng tôi tôn trọng quyết định của Cục xuất bản và chân thành tiếp thu ý kiến của công luận. Việc chỉnh sửa, xử lý sẽ có buổi họp về chuyên môn, với sự tham dự của tất cả các bộ phận có liên quan”. >> Ông Nguyễn Hữu Thắng |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận