15/06/2017 08:00 GMT+7

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ: 'Ta có tiền mà không tiêu hết được'

TTO
TTO

TTO - Tham gia giải trình thêm tại phiên chất vấn vấn sáng 15-6, phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng Chính phủ thẳng thắn nói việc phân bổ vốn còn chậm. "Ta có tiền mà không tiêu hết được là một trong các nguyên nhân làm tăng trưởng kinh tế không đạt."

Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn - Ảnh: Quochoi.vn

Phiên chất vấn bộ trưởng Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng tiếp tục trong sáng 15-6 sau khi ông Dũng đã "khởi động" ở cuối phiên hôm qua.

Trả lời chất vấn trong 7 phút cuối phiên chất vấn hôm qua, bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công thời gian qua chưa hiệu quả, dẫn tới đầu tư dàn trải, nhiều dự án có vốn được phê duyệt gấp 3 lần so với khả năng thu xếp vốn.

15/06/2017 11:38 GMT+7

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ .

15/06/2017 11:31 GMT+7

Cuối phiên chất vấn, các đại biểu đặt thêm câu hỏi để bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời sau bằng văn bản.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) nếu tình hình bồi thường, đền bù, giải phóng mặt bằng dự án ĐH Quốc gia TP.HCM chậm, khiến người dân ở đây thời gian qua khốn khổ chờ đợi.

Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai)

Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) thì nêu yêu cầu xử lý trách nhiệm của những người phê duyệt các dự án, kể cả những người đã về hưu, để ràng buộc trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chặn đứng những công trình "khủng" để lại cho các nhiệm kỳ sau.

15/06/2017 11:31 GMT+7

Cuối phiên chất vấn, các đại biểu đặt thêm câu hỏi để bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời sau bằng văn bản.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) nếu tình hình bồi thường, đền bù, giải phóng mặt bằng dự án ĐH Quốc gia TP.HCM chậm, khiến người dân ở đây thời gian qua khốn khổ chờ đợi.

Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai)

Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) nêu yêu cầu xử lý trách nhiệm của những người phê duyệt các dự án, kể cả những người đã về hưu, để ràng buộc trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chặn đứng những công trình "khủng" để lại cho các nhiệm kỳ sau.

15/06/2017 11:01 GMT+7
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tham gia giải trình thêm bằng cách đọc một văn bản chuẩn bị trước

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tham gia giải trình thêm: Như báo cáo đã gửi Quốc hội, Chính phủ thẳng thắn nói việc phân bổ vốn còn chậm, "ta có tiền mà không tiêu hết được", là một trong các nguyên nhân làm tăng trưởng kinh tế không đạt.

"Nguyên nhân gì thì chúng tôi cũng nhận trách nhiệm với Quốc hội và hứa làm trong thời gian tới", ông Vương Đình Huệ nói.

Để thúc đẩy giải ngân đầu tư công, theo Phó thủ tướng, Chính phủ đã ban hành nghị quyết mới, bổ sung nhiều giải pháp mới, Thủ tướng cũng tiếp tục duy trì tổ công tác liên quan đến vấn đề này.

"Tôi nhấn mạnh các giải pháp: tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định, tăng cường kỷ luật kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao năng lực các ban quản lý dự án. Rà soát, sửa các bất cập trong các văn bản về đầu tư công", Phó thủ tướng nói.

"Chính phủ và Thủ tướng chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử lý nghiêm các tiêu cực cũng như người lãnh đạo để xảy ra chậm chễ, tiêu cực trong giải ngân vốn đầu tư công".

15/06/2017 11:01 GMT+7
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tham gia giải trình 

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tham gia giải trình thêm: Như báo cáo đã gửi Quốc hội, Chính phủ thẳng thắn nói việc phân bổ vốn còn chậm. "Ta có tiền mà không tiêu hết được". Đó là một trong các nguyên nhân làm tăng trưởng kinh tế không đạt.

"Nguyên nhân gì thì chúng tôi cũng nhận trách nhiệm với Quốc hội và hứa làm trong thời gian tới", ông Vương Đình Huệ nói.

Để thúc đẩy giải ngân đầu tư công, theo Phó thủ tướng, Chính phủ đã ban hành nghị quyết mới, bổ sung nhiều giải pháp mới, Thủ tướng cũng tiếp tục duy trì tổ công tác liên quan đến vấn đề này.

"Tôi nhấn mạnh các giải pháp: tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định, tăng cường kỷ luật kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao năng lực các ban quản lý dự án. Rà soát, sửa các bất cập trong các văn bản về đầu tư công", Phó thủ tướng nói.

"Chính phủ và Thủ tướng chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử lý nghiêm các tiêu cực cũng như người lãnh đạo để xảy ra chậm chễ, tiêu cực trong giải ngân vốn đầu tư công".

15/06/2017 10:49 GMT+7

Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nói: "Thời gian qua Chính phủ rất quan tâm và chỉ đạo vấn đề này. Hiện Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng đang xem xét, tính toán. Đường 6 làn xe là 200 tỉ đồng/km chưa tính giải phóng mặt bằng. Ở VN có những khu vực có những mức giá khác nhau, miền núi, trung du, đồng bằng khác nhau, với dải suất đầu tư từ 7,4 đến 17,2 triệu USD".

Theo ông Nghĩa, trong đầu tư, giá thành chịu ảnh hưởng nhiều vấn đề.

"Trong báo cáo của chúng tôi, đối với đường cao tốc 6 làn xe thì ở Đức 10,9 triệu USD/km; Áo 16,7 triệu, Mỹ 12,8 triệu USD/km, Trung Quốc 10,5-13,6 triệu USD/km. Còn ta dự tính 9,5 triệu USD/km đường cao tốc", bộ trưởng nói.

Đường sắt thì theo dự kiến của phía Nhật Bản, khi xin chủ trương là 50 tỉ USD. Đến kỳ họp thứ 2 năm 2018 thì xin ý kiến Quốc hội, lúc đó có giá chính xác hơn.

Về đường cao tốc Trung Lương - Cần Thơ, bộ trưởng thừa nhận có những khó khăn, và bộ đang yêu cầu kiểm tra lại.

"Trước quy mô làm 13m, có đoạn 17m vì có 'đoạn thắt' nên đang xin điều chỉnh để đồng bộ 17m. Chúng tôi đang xem xét, bố trí vốn và đến quý 2 này sẽ có", bộ trưởng Nghĩa nói.

15/06/2017 10:44 GMT+7
 

Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa "chia lửa" với ông Nguyễn Chí Dũng các chất vấn liên quan đến các dự án đường cao tốc.

Bộ trưởng Nghĩa nói suất đầu tư đường cao tốc ở các khu vực khác nhau có mức giá khác nhau, chưa tính đến chi phí đền bù giải phóng mặt bằng.

15/06/2017 09:56 GMT+7

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) đưa ra vấn đề "rất cụ thể và rất nhẹ nhàng" cho bộ trưởng: ĐBSCL có hơn 2 triệu ha đất trồng lúa và 800.000 ha đất nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, câu chuyện về tải trọng vẫn luôn là vấn đề bế tắc lớn, do tiến độ thực hiện các công trình quan trọng, có tính chất động lực đang chậm so với kế hoạch, trong đó có tuyến cao tốc Trung Lương-Cần Thơ vẫn chưa hoàn thành.

"Đây là dự án trọng điểm của cả khu vực. Xin hỏi bộ trưởng nguyên nhân của sự chậm chễ, trách nhiệm của bộ trưởng đến đâu trong huy động và công khai phân bổ nguồn vốn. Dự án này đến khi nào hoàn thành?", đại biểu hỏi.

Thấy "câu hỏi rất nhẹ nhàng, nhưng trả lời thì rất nặng nề", Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu bộ trưởng GTVT trả lời.

15/06/2017 09:44 GMT+7
Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định)

Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) đặt vấn đề: Theo báo cáo của bộ KH-ĐT, tuyến đường cao tốc Bắc-Nam sẽ làm trên 1.370 km, với tổng mức đầu tư 312.435 tỉ đồng, tương đương 14 tỉ USD, và suất đầu tư đường cao tốc là trên 12 triệu USD/km. Và theo báo chí, các chuyên gia quốc tế cũng đã tính suất đầu tư bình quân là 12 triệu USD, sau khi trừ mọi chi phí.

"Còn với Trung Quốc, chi phí của họ chỉ 5 triệu USD, của Mỹ và các nước châu Âu là trên 3 triệu USD/km. Như vậy, chi phí làm đường cao tốc 4 làn xe của ta cao gấp 2 đến 4 lần các nước, nhưng chất lượng lại không bằng", đại biểu nói.

"Đường sắt cao tốc của ta thì suất đầu tư cũng 50 triệu USD, cao hơn các nước rất nhiều, cao hơn 2,5 lần của Thái Lan. Vậy bộ trưởng làm thế nào để trong điều kiện nguồn lực còn khó khăn, giảm suất đầu tư ở đường bộ, đường sắt?"

Với câu hỏi này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa tham gia trả lời.

15/06/2017 09:24 GMT+7

Vì bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời từng đại biểu một, rất chậm rãi, nên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc ông trả lời nhanh, trong khi vẫn còn trên 40 đại biểu muốn đặt câu hỏi và tranh luận.

Thậm chí, khi bộ trưởng còn đang loay hoay tìm lại các câu hỏi thì Chủ tịch Kim Ngân lại phải nhắc: "Đại biểu Hoàng Quang Hàm hỏi về việc phân bổ vốn chậm có phải do Luật đầu tư công, do cơ chế xin - cho?"

Và khi bộ trưởng Dũng chưa kịp trả lời thì Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đã trả lời luôn: “Cái này tôi xin trả lời luôn. Các công trình quan trọng quốc gia là do Quốc hội quyết. Đường cao tốc Bắc Nam, hay chống ngập TP.HCM, đều phải là Quốc hội. Nhưng các hồ sơ đều chưa đầy đủ nên chưa thể xem xét ở kỳ họp này. Việc chậm là do chỗ này".

Tiếp sau, bộ trưởng Dũng cũng khẳng định việc chậm không phải do “cơ chế xin - cho”.

15/06/2017 09:05 GMT+7

Với câu hỏi của đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh (Bình Thuận) - thủ tục các dự án PPP (đối tác công tư) làm sao để thu hút nhiều đầu tư hơn, bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận thủ tục cho các dự án PPP đang có vấn đề, do đó đang nghiên cứu đề nghị Chính phủ sửa Nghị định 15.

"Việc thu hút đầu tư còn chênh lệch giữa các địa phương là do lợi thế cạnh tranh của các địa phương không bằng nhau. Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc thu hút vốn tốt, nhưng một số tỉnh ĐBSCL hay Tây Bắc thì không thể bằng", bộ trưởng nói.

"Phải tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông từ đường bộ, cảng biển đến các hạ tầng chung. Phải đào tạo nguồn nhân lực, vì nhiều nơi nhân lực không đáp ứng yêu cầu".

15/06/2017 08:53 GMT+7

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời bà Quyết Tâm rằng đúng là trong Luật đầu tư công không nêu việc ủy quyền cho thường trực HĐND nhưng trong hướng dẫn của Chính phủ có việc này.

"Vì HĐND một năm chỉ họp 2 lần, mà quy định của luật là hoàn thiện danh mục đầu tư công trước 31-10 hàng năm, nên sẽ không hoàn thiện kịp nếu chờ họp HĐND. Các địa phương có đề nghị việc này và chúng tôi đã tham mưu Chính phủ tháo gỡ khó khăn này", bộ trưởng nói.

Theo ông, HĐND quyết định là đúng luật, và ủy quyền cho thường trực HĐND hay không là quyền của từng địa phương.

"Lý lẽ là vậy, và chúng tôi sẽ xem xét lại tính pháp lý có đảm bảo hay không", ông Dũng cho biết. "Còn tinh thần là chúng tôi tháo gỡ ách tắc cho địa phương".

15/06/2017 08:40 GMT+7
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) tranh luận

Các đại biểu tranh luận lại với bộ trưởng Dũng. Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) đặt câu hỏi cho bộ trưởng và cả Chính phủ: Luật đầu tư công không hề giao Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền ủy quyền, nên quy định HĐND có thể ủy quyền cho thường trực HĐND phê duyệt một số loại dự án là phạm luật.

Đại biểu Nguyễn Văn Thể (Sóc Trăng) thẳng thắn: Luật đầu tư công và nghị định của Chính phủ, với nhiều thủ tục, dường như đang làm chậm, thậm chí là "rào cản" cho việc thu hút đầu tư, đặc biệt là theo hình thức đối tác công - tư.

"Đề ngị Chính phủ và bộ KH-ĐT nhìn thẳng sự thật, sửa 2 văn bản này", đại biểu Thể nói.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) tranh luận tiếp việc thu hút FDI vào nông nghiệp: "Đồng ý rằng hạn điền đang là vấn đề, nhưng hạn điền ở VN không quan trọng, mà là phát triển được mô hình hợp tác xã. Ở Thái Lan có bộ Nông nghiệp và hợp tác xã".

15/06/2017 08:40 GMT+7
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) tranh luận

Các đại biểu tranh luận lại với bộ trưởng Dũng. Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) đặt câu hỏi cho bộ trưởng và cả Chính phủ: Luật đầu tư công không hề giao Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền ủy quyền, nên quy định HĐND có thể ủy quyền cho thường trực HĐND phê duyệt một số loại dự án là phạm luật.

Đại biểu Nguyễn Văn Thể (Sóc Trăng) thẳng thắn: Luật đầu tư công và nghị định của Chính phủ, với nhiều thủ tục, dường như đang làm chậm, thậm chí là "rào cản" cho việc thu hút đầu tư, đặc biệt là theo hình thức đối tác công - tư.

"Đề nghị Chính phủ và bộ KH-ĐT nhìn thẳng sự thật, sửa 2 văn bản này", đại biểu Thể nói.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) tranh luận tiếp việc thu hút FDI vào nông nghiệp: "Đồng ý rằng hạn điền đang là vấn đề, nhưng hạn điền ở VN không quan trọng, mà là phát triển được mô hình hợp tác xã. Ở Thái Lan có bộ Nông nghiệp và hợp tác xã".

15/06/2017 08:19 GMT+7

Về đầu tư công trung hạn, bộ trưởng cho biết đã có kế hoạch từ tháng 8-2014 và được Quốc hội thông qua ở kỳ họp thứ 2 vừa rồi.

"Còn một số dự án đã khởi công nhưng chưa đủ thủ tục, khoảng 13.000 tỉ đồng. Chúng tôi đề nghị các địa phương, bộ ngành tập trung thông báo, xây dựng kế hoạch, hoàn thiện thủ tục như giải phóng mặt bằng, đấu thầu…", bộ trưởng nói. "Đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ giải ngân, vì thời gian qua ta giải ngân thấp và chậm".

Về phát sinh nợ đọng xây dụng cơ bản, ông Dũng khẳng định từ tháng 1-2015 đến nay không ghi nhận có nợ đọng. Nếu địa phương nào nợ thì phải giải quyết.

"Về xây dựng nông thôn mới, trước nợ đọng 15.000 tỉ đồng thì nay ta đã giải quyết chỗ nợ cũ, còn 9.000 tỉ đồng và tập trung vào lĩnh vực giao thông. Đến 2020 phải giải quyết xong, nợ của địa phương thì địa phương phải giải quyết", bộ trưởng nói.

15/06/2017 08:15 GMT+7

Mở đầu phiên chất vấn sáng nay, bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng): bộ Kế hoạch đầu tư có nhận trách nhiệm đối với các dự án trọng điểm quốc gia, nhưng “dẫn chứng cả một rừng luật” thay vì chỉ rõ trách nhiệm cụ thể.

Bộ trưởng nói chỉ có "dự án quan trọng quốc gia", không còn dự án "trọng điểm". Để xác định được trách nhiệm các bộ ngành thì phải xem các bộ ngành có trách nhiệm thế nào với mỗi loại dự án.

"Bộ KH-ĐT có 3 nhiệm vụ: thẩm định, giám sát và huy động phân bổ vốn đầu tư. Năm 2011-2015 bộ có thẩm định một dự án quan trọng quốc gia là sân bay Long Thành. Hiện chúng tôi đang thẩm định dự án đường cao tốc Bắc Nam", bộ trưởng nói.

Với câu hỏi của đại biểu Trần Hoàng Ngân về việc thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua hạn chế, khó khăn, bộ trưởng giải trình: Do điều kiện đất đai của ta nhỏ lẻ, manh mún, không có diện tích lớn như “cánh đồng mẫu lớn”, nên chưa thể áp dụng khoa học kỹ thuật.

"Cơ sở hạ tầng hạn chế. Nguồn lực hạn chế. Kết nối hạn chế và thủ tục phức tạp. Lợi thế so sánh của ta chưa hấp dẫn để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào. Chúng ta thu hút chưa đến 1% FDI vào nông nghiệp", ông Dũng nói.

Để giải quyết, theo bộ trưởng, giải pháp là mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất lớn hơn.

"Phải có quy hoạch vùng nguyên liệu rõ ràng. Phải kết nối được các doanh nghiệp. Phải hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng công nghệ cao. Ta đang sửa quy định để ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có cả DN nước ngoài để thu hút đầu tư vào nông nghiệp", bộ trưởng nói.

TTO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên