01/11/2016 17:46 GMT+7

​Hồ Kẻ Gỗ xả tràn, nhiều khu dân cư ngập lụt

DOÃN HÒA - VĂN ĐỊNH - QUỐC NAM
DOÃN HÒA - VĂN ĐỊNH - QUỐC NAM

TTO - Mưa lớn suốt hai ngày qua cộng với việc hồ Kẻ Gỗ xả tràn trong chiều 1-11 khiến nhiều khu dân cư ở vùng hạ du như Cẩm Xuyên, Thạch Hà… (Hà Tĩnh) ngập lụt, có nơi nước ngập gần 1m.

Hồ Kẻ Gỗ xả tràn - Ảnh: DOÃN HÒA
Hồ Kẻ Gỗ xả tràn - Ảnh: DOÃN HÒA

Chiều 1-11, ông Trần Anh Tuấn, trạm trưởng trạm đầu mối hồ Kẻ Gỗ, cho biết do mưa lớn những ngày qua cũng như dự báo mưa tiếp diễn với lượng lớn thời gian tới nên đơn vị buộc phải tăng lưu lượng xả tràn.

Lúc 8g sáng 1-11, mực nước hồ Kẻ Gỗ ở cao trình +31,98m. Để đảm bảo an toàn cho công trình cũng như giảm thiểu thấp nhất ngập lũ vùng hạ du, tùy theo diễn biến thời tiết, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh sẽ điều tiết tăng giảm lưu lượng xả trong khung từ 250m-400m3/s.

Bắt đầu từ 14g30 chiều 1-11, hồ Kẻ Gỗ đầu mở xả tràn với lưu lượng 300m3/s. Thời gian kết thúc xả còn phải căn cứ diễn biến thời tiết và mực nước hồ.

Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cũng dự báo với lưu lượng xả trên, hạ du vùng Kẻ Gỗ khả năng ngập tăng từ 20-40cm so với hiện tại (có nơi có thể cao hơn).

Để đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân vùng hạ du, phía Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh đã đề nghị UBND các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh và các xã chịu ảnh hưởng trong hệ thống khẩn trương thông báo, đôn đốc và hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp an toàn, sẵn sàng ứng phó với trường hợp xả tràn lưu lượng lớn có thể xảy ra.

“Căn cứ vào tình hình mưa lũ chúng tôi sẽ điều chỉnh cửa xả tràn phù hợp, vừa đảm bảo an toàn công trình hồ chứa và hạn chế thấp nhất thiệt hại cho vùng hạ du bị ảnh hưởng”, ông Tuấn nói.

Ông Phạm Đăng Nhật, phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), cho biết đến cuối chiều 1-11, do mưa lớn suốt hai ngày qua cộng với việc hồ Kẻ Gỗ xả tràn đã gây ngập nặng tại một số xã như Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Thạch, Cẩm Vịnh, Cẩm Thành…

“Có hơn 400 hộ dân bị nước vào nhà, trong đó có khoảng 20 hộ đã bị ngập sâu trên 50cm, chủ yếu ở vùng thấp lũ nhất huyện. Tại các xã vùng hạ du Kẻ Gỗ, hầu hết các đường thôn đều đã bị chia cắt, ngập sâu nên phải đi lại bằng thuyền”, ông Nhật nói và cho biết thêm phía huyện đã yêu cầu các xã liên tục thông báo tình hình diễn biến thời tiết.

Một số khu dân cư huyện Cẩm Xuyên bị ngập nước do mưa lớn cộng với việc Hồ Kẻ Gỗ xả tràn - Ảnh: DOÃN HÒA
Một số khu dân cư huyện Cẩm Xuyên bị ngập nước do mưa lớn cộng với việc Hồ Kẻ Gỗ xả tràn - Ảnh: DOÃN HÒA

Thủy điện Hố Hô xả lũ không nghe chỉ đạo

Đến chiều 1-11, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh có 2.582 hộ dân bị ngập, trong đó có 924 ngập hơn 1m. Ngoài ra 3 trụ sở ủy ban xã và 42 hội, 3 trạm y tế và 11 trường và điểm trường bị ngập nặng.

Mưa lũ đã làm cho nhiều người dân Hương Khê, Hà Tĩnh sống trên trần nhà - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Mưa lũ đã làm cho nhiều người dân Hương Khê, Hà Tĩnh sống trên trần nhà - Ảnh: VĂN ĐỊNH

Chiều 1-11, chúng tôi mất hơn một tiếng đồng hồ chèo thuyền ba ván vượt lũ mới tiếp cận được rốn lũ xã Lộc Yên (Hương Khê). Có nhà dân nước ngập hơn 1m, bàn ghế trôi nổi bồng bềnh trên nước lũ. Có nhà nước ngập sâu quá phải sinh sống trên trần nhà.

Ông Trần Văn Sơn, ở xóm Hương Bình, xã Lộc Yên, trổ mái ngói nói vọng xuống: “Trận lũ trước thì gà, vịt trôi hết, đến trận lũ này không còn có gì để trôi nữa. Mọi sinh hoạt của gia đều ở trên trần nhà”.

Theo người dân xã Lộc Yên, trận lũ trước đang còn hằn vết lũ trên tường nhà thì nay lại lũ. Nếu mưa kéo dài thì nguy cơ sẽ lũ lớn.

Sáng cùng ngày, ông Lê Đình Sơn - bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh - kiểm tra, giám sát quy trình xả lũ tại Nhà máy thủy điện Hố Hô. Từ 1g ngày 1-11, thủy điện này xả lũ 1.000m3/s.

Tại đây ông Lê Đình Sơn cho rằng thủy điện này không tuân thủ ý kiến chỉ đạo của tỉnh về việc không được nâng mức xả tràn trong tối qua.

Nước lũ vào ngập nhà, ông Nguyễn Văn Lan, ở xã Lộc Yên, huyện Hương Khê di dời tài sản lên cao -Ảnh: VĂN ĐỊNH
Nước lũ vào ngập nhà, ông Nguyễn Văn Lan, ở xã Lộc Yên, huyện Hương Khê di dời tài sản lên cao - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Nước ngập vào nhà dân làm đời sống người dân Hương Khê đảo lộn - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Nước ngập vào nhà dân làm đời sống người dân Hương Khê đảo lộn - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Nhiều tài sản của người dân trôi nổi trong lũ, người dân phải dùng dây buộc lại - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Nhiều tài sản của người dân trôi nổi trong lũ, người dân phải dùng dây buộc lại - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Ngoài tài sản trôi nổi, những tài sản nào nhẹ người dân đưa lên mái nhà tránh lũ - Ảnh:VĂN ĐỊNH
Ngoài tài sản trôi nổi, những tài sản nào nhẹ người dân đưa lên mái nhà tránh lũ - Ảnh:VĂN ĐỊNH
Mưa trắng trời chiều 1-11 tại Phương Mỹ, Hương Khê (Hà Tĩnh) trong khi nước lũ đang lên - Ảnh: DOÃN HÒA
Mưa trắng trời chiều 1-11 tại Phương Mỹ, Hương Khê (Hà Tĩnh) trong khi nước lũ đang lên - Ảnh: DOÃN HÒA

 

Người dân Phương Mỹ chèo thuyền giữa nước lũ - Ảnh: DOÃN HÒA
Người dân Phương Mỹ chèo thuyền giữa nước lũ - Ảnh: DOÃN HÒA
Chợ Hôm - Phương Mỹ, Hương Khê (Hà Tĩnh) ngập sâu trong nước lũ chiều 1-11 - Ảnh: DOÃN HÒA
Chợ Hôm - Phương Mỹ, Hương Khê (Hà Tĩnh) ngập sâu trong nước lũ chiều 1-11 - Ảnh: DOÃN HÒA
Một công trình xây dựng nhà dân bị ngập trong nước - Ảnh: DOÃN HÒA
Một công trình xây dựng nhà dân bị ngập trong nước - Ảnh: DOÃN HÒA
Vợ anh Nguyễn Văn Luyến (36 tuổi), xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cố thủ trên nóc nhà - Ảnh: DOÃN HÒA
Vợ anh Nguyễn Văn Luyến (36 tuổi), xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cố thủ trên nóc nhà - Ảnh: DOÃN HÒA
Những tấm gỗ nổi trên nước lũ trở thành nơi trú chân của đàn gà, vịt và chó - Ảnh: DOÃN HÒA
Những tấm gỗ nổi trên nước lũ trở thành nơi trú chân của đàn gà, vịt và chó - Ảnh: DOÃN HÒA
Một thôn văn hóa ở xã Phương Mỹ ngập sâu hơn 1,5m - Ảnh: DOÃN HÒA
Một thôn văn hóa ở xã Phương Mỹ ngập sâu hơn 1,5m - Ảnh: DOÃN HÒA
Một nhà dân ở Phương Mỹ bị nước lũ nhấn chìm - Ảnh: DOÃN HÒA
Một nhà dân ở Phương Mỹ bị nước lũ nhấn chìm - Ảnh: DOÃN HÒA
Một nhà thờ bị nước lũ bủa vây bốn phía - Ảnh: DOÃN HÒA
Một nhà thờ bị nước lũ bủa vây bốn phía - Ảnh: DOÃN HÒA
Chiều 1-11, một số chuyến hàng cứu trợ tiếp tục đến với người dân rốn lũ Phương Mỹ - Ảnh: DOÃN HÒA
Chiều 1-11, một số chuyến hàng cứu trợ tiếp tục đến với người dân rốn lũ Phương Mỹ - Ảnh: DOÃN HÒA

 

Quảng Bình: nước lũ vẫn “dậm chân tại chỗ”

16g chiều 1-11, đã hơn bốn giờ đồng hồ trôi qua gần như toàn tỉnh Quảng Bình đã tạnh mưa. Tuy nhiên, nước lũ trên sông Gianh, sông Kiến Giang vẫn chưa rút hoặc rút rất chậm.

Dù tạnh hẳn mưa từ 12g trưa, nhưng đến 16g chiều nước sông Gianh tại xã Quảng Liên mới chỉ rút được vài centimet - Ảnh: QUỐC NAM

Chiều 1-11, ông Nguyễn Ngọc Phụng, chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình, cho biết đơn vị này vẫn chưa biết lý do vì sao nước lại rút chậm như thế dù trời đã tạnh hẳn mưa bốn giờ qua.

Có mặt tại Tuyên Hóa, tâm lũ của đợt lũ này từ trưa đến chiều 1-11, chúng tôi ghi nhận thời tiết tại vùng này đã tốt hơn sau một đêm mưa tầm tã. Trời đã sáng hơn và có thời điểm hừng nắng. Liên lạc qua điện thoại với phía thượng nguồn sông Gianh là Minh Hóa, những người tại đây xác nhận mưa cũng đã ngừng hẳn từ trưa.

Tuy nhiên, điều lạ là nước sông Gianh vẫn đang gần như đứng yên ở mức đỉnh lũ từ 11g-12g trưa.

Tại xã Quảng Liên (Quảng Trạch), nước sông vẫn gây ngập ở một số khu dân cư thấp. Mức ngập khoảng 2m.

Tại xã Cảnh Hóa, giáp phía trên, cột mốc ghi đỉnh lũ lịch sử 2010 ở giữa sông Gianh nước chỉ còn cách khoảng hơn nửa mét. Người dân địa phương cho biết mực nước này đã gần như “giậm chân tại chỗ” từ trưa tới giờ. Bên trong một thôn xã Cảnh Hóa, nước lũ từ sông Gianh vẫn cuồn cuộn đổ về như thác qua các ngả đường liên xóm.

Nhiều người dân địa phương cũng không hiểu lý do vì sao nước lũ lại không rút hoặc rút chậm như vậy.

Một số người cho rằng việc này có liên quan đến thủy điện Hố Hô (giáp giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh) xả lũ. Vì phía hạ lưu đập thủy điện này có một nhánh sông nhỏ dẫn về phía Quảng Bình tại xã Hương Hóa. Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Phụng nói khả năng này rất nhỏ.

“Việc lũ thoát chậm có nhiều nguyên nhân. Hiện giờ là do nguyên nhân nào thì phải có thời gian tìm hiểu mới trả lời chính xác được”, ông Ngọc nói.

Một đoạn đường xóm tại xã Cảnh Hóa (Quảng Trạch) nước vẫn cuồn cuộn đổ về - Ảnh: QUỐC NAM
Một đoạn đường xóm tại xã Cảnh Hóa (Quảng Trạch) nước vẫn cuồn cuộn đổ về - Ảnh: QUỐC NAM
Nước trên sông Gianh tại Cảnh Hóa chỉ cách đỉnh lũ lịch sử 2010 hơn nửa mét - Ảnh: QUỐC NAM
Nước trên sông Gianh tại Cảnh Hóa chỉ cách đỉnh lũ lịch sử 2010 hơn nửa mét - Ảnh: QUỐC NAM
DOÃN HÒA - VĂN ĐỊNH - QUỐC NAM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên