Để có thêm thu nhập, rất nhiều nông dân tham gia đội quân phơi lúa thuê. Đây là một công việc vô cùng vất vả vì từ sáng sớm đến chiều tối họ phải làm việc, thậm chí khi nghỉ xả hơi cũng là dưới cái nắng như thiêu đốt của mùa khô |
Nhiều nông dân phải để lúa chín rục trên đồng vì không có người mua, số khác thu hoạch xong phải chất đống ngoài đồng cả tuần lễ chờ thương lái. Nhưng đa số nông dân phải chấp nhận bán với giá rất thấp để lấy tiền trả nợ và gieo sạ vụ mới.
Nông dân ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang) phơi lúa thuê cho thương lái. Do lượng lúa chờ phơi rất nhiều nên họ phải làm việc luôn cả buổi tối, thường là xúc lúa đã phơi ban ngày cho vào bao để sáng hôm sau có chỗ phơi lúa khác |
Do đang vào vụ thu hoạch rộ nên lúa từ ruộng ùn ùn xuống ghe ngược về hướng các lò sấy, sân phơi, nhà máy xay xát khiến các con sông gần chợ đầu mối Bà Đắc, Cai Lậy (Tiền Giang) kẹt cứng. Hầu hết thương lái phải chờ 2-3 ngày mới tới lượt sấy.
Các sân phơi lớn nhỏ đều được tận dụng nhưng cũng phải chờ mấy ngày mới có chỗ đổ lúa ra phơi.
Phơi sấy xong, họ còn phải nằm chờ 3-4 ngày nữa mới tới lượt xay xát. Ngay khi xay gạo xong họ phải bán cho doanh nghiệp, may mắn thì huề vốn, còn gặp lúc gạo xuống giá sẽ lỗ trắng tay.
Cuối tháng 3-2015, tức 2/3 chặng đường mua tạm trữ đã trôi qua, nhưng giá lúa tiếp tục giảm bằng mức khi chưa mua tạm trữ. Với giá trung bình 4.100-4.200 đồng/kg thì nông dân không có lãi.
Làm việc luôn cả buổi tối để sáng hôm sau có chỗ phơi lúa khác |
Rất nhiều nông dân tham gia đội quân phơi lúa thuê |
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, sở dĩ giá lúa vẫn ở mức thấp trong thời gian mua tạm trữ vì hợp đồng xuất khẩu ít, họ mua vào lúc này thì cũng phải chờ. Nhiều doanh nghiệp sợ mua nhiều sẽ bị lỗ nhiều nên mua cầm chừng.
Nhiều doanh nghiệp được Hiệp hội Lương thực VN giao chỉ tiêu mua tạm trữ nhưng không có vốn đã trả lại chỉ tiêu.
Doanh nghiệp đủng đỉnh khiến thị trường luôn trong tình trạng lạnh lẽo nên giá lúa gạo không thể tăng được. Hậu quả là nông dân không thể có lãi 30% như mong muốn của Chính phủ khi quyết định cho mua tạm trữ.
Thương lái đến tận ruộng mua lúa tươi của nông dân rồi thuê nhân công chuyển xuống những chiếc ghe có tải trọng 10-50 tấn, sau đó chở đến các sân phơi, lò sấy |
Nhiều nông dân thu hoạch lúa nhưng không bán được phải chất đống ngoài ruộng chờ thương lái đến mua. Trong ảnh: nông dân ở xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) thu hoạch 5 tấn lúa và phải ngủ ngoài ruộng giữ gần cả tuần mới bán được |
Sau ba tháng trời “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, người nông dân trồng lúa còn phải còng lưng thu hoạch lúa rồi mỏi mòn chờ thương lái |
Do gieo sạ đồng loạt nên sản lượng lúa thu hoạch một thời điểm rất lớn. Các lò sấy lúa ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang phải hoạt động hết công suất 24/24 giờ để “cứu” lúa không bị nảy mầm hoặc giảm chất lượng |
Ghe lúa của thương lái đậu đặc kín trên các con sông, nơi có các lò sấy và nhà máy xay xát. Trong ảnh: ghe lúa 30 tấn của ông Mười Thương ở xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) phải nằm chờ ba ngày mới tới lượt đưa vào lò sấy và mất thêm ba ngày nữa mới tới “tài” xay xát để bán cho doanh nghiệp xuất khẩu. Ông được chủ nhà máy thông báo di chuyển ghe lúa đến nơi đặt máy hút (chuyển lúa từ ghe lên máy xay xát bằng hệ thống băng tải) khi màn đêm buông xuống |
Do giá lúa quá thấp nên nhiều nông dân đã phơi lúa rồi tự tạm trữ chờ giá. Trong ảnh: anh Phạm Văn Lý ở xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) thu hoạch lúa ba ngày không bán được phải đem phơi vì sợ lúa giảm chất lượng |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận