08/12/2014 13:28 GMT+7

Trạm thu phí An Sương - An Lạc lại muốn tăng phí

QUỐC THANH
QUỐC THANH

TTO - Tại kỳ họp lần thứ 16 (khai mạc ngày 9-12), HĐND TP.HCM sẽ xem xét việc tăng mức thu phí tại trạm thu phí BOT An Sương - An Lạc trên quốc lộ 1 theo tờ trình trước đó của UBND TP.

Xe qua Trạm thu phí An Sương - An Lạc - Ảnh: Hữu Khoa

Điểm đáng chú ý tại tờ trình nói trên là UBND TP đề xuất HĐND TP xem xét thông qua chủ trương, cho phép chủ đầu tư dự án (công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng IDICO) được phép tăng phí theo lộ trình với 4 lần tăng, áp dụng vào ngày 1-1 của các năm 2015, 2020, 2025 và 2030.

Trong khi đó, UBND TP cho biết sẽ đảm bảo tuân thủ chủ trương chấm dứt thu phí dự án vào cuối tháng 1-2033, tức còn thu phí trong 18 năm và một tháng, kể từ năm 2015 (thời điểm đề xuất bắt đầu tăng phí lần đầu tiên theo lộ trình vừa nêu).

Theo UBND TP, việc đề xuất tăng phí theo lộ trình nói trên nhằm tạo điều kiện cho chủ đầu tư có thể thu phí hoàn vốn dự án theo các nội dung hợp đồng đã ký kết.

Các thuyết minh đề xuất tăng phí của UBND TP cho thấy so với mức thu hiện hành của dự án tại trạm thu phí BOT An Sương - An Lạc, mức giá thu phí điều chỉnh lần đầu vào 1-1-2015 có mức tăng cụ thể:  

- Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại buýt vận tải khách công cộng có mức thu tăng 1,5 lần và bằng mức thu tối thiểu theo thông tư 159 (năm 2013) của Bộ Tài chính.

- Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn có mức thu tăng 1,33 lần và bằng mức thu tối thiểu theo thông tư 159.

 - Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn có mức thu tăng 1,6 lần và bằng 1,6 lần so với mức thu tối thiểu theo thông tư 159.

 Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng container 20 feet có mức thu tăng 1,66 lần và bằng 1,25 lần so với mức thu tối thiểu theo thông tư 159.

- Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet có mức thu tăng 1,66 lần và bằng mức thu tối thiểu theo thông tư 159.

Theo UBND TP, mức thu phí đề xuất điều chỉnh tăng lần đầu vào đầu năm 2015 bằng mức thu tối thiểu theo quy định của thông tư 159 và thống nhất với mức thu tại các trạm thu phí khác hiện nay đã được HĐND TP thông qua (trạm thu phí trên Xa lộ Hà Nội, Trạm thu phí cầu Bình Triệu).

Ngoài ra, UBND TP cũng cho biết mức thu đề xuất điều chỉnh tăng vào đầu những năm 2020, 2025, 2030 vẫn chưa vượt khung quy định theo thông tư 159.

Dự án BOT cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A (nay là Quốc lộ 1) dài 14km từ ngã tư An Sương đến vòng xoay An Lạc, đi qua các quận 12, Bình Tân và huyện Hóc Môn. Quá trình đầu tư dự án cho đến nay bao gồm 3 giai đoạn.

Theo đó, giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư là 831,639 tỷ đồng (đã thông xe 25-12-2004), bắt đầu thu phí hoàn vốn từ 2-1-2005.

Thời gian thu phí của dự án là 145 tháng (thu phí hoàn vốn 121 tháng + 24 tháng được phép thu thêm); thời điểm kết thúc thu phí là 31-1-2017 (vé thu phí thực hiện theo quyết định 78 năm 2004 của Bộ Tài chính).

Trong khi đó, theo tờ trình của UBND TP, để từng bước cải thiện điều kiện an toàn giao thông trên tuyến dự án với mật độ xe ngày càng tăng cao, cơ quan này đã chủ trương cho phép công ty IDICO tiếp tục đầu tư dự án xây dựng bổ sung 2 nút giao thông khác tại các điểm giao cắt giữa quốc lộ 1 với tỉnh lộ 10, tỉnh lộ 10B; dãy phân cách giữa làn xe cơ giới và xe thô sơ (tức giai đoạn 2).

Tổng mức đầu tư của dự án là 705 tỷ đồng, được phép tính toán bổ sung trong hợp đồng BOT.

Các hạng mục công trình chính của dự án này đã được hoàn thành vào 30-8-2013; thời gian thu phí hoàn vốn dự án được kéo dài đến 31-1-2033 và mức thu phí được phép tính toán đề xuất tăng vào đầu các năm 2018, 2023, 2028.

Tiếp đó, UBND TP tiếp tục cho phép chủ đầu tư tiến hành đầu tư dự án xây dựng hoàn thiện nút giao thông tại giao lộ quốc lộ 1 và hương lộ 2 thuộc tuyến đường dự án (đã phê duyệt vào tháng 5-2014), với tổng mức vốn là 407 tỷ đồng (tức giai đoạn 3).

Đến đây, phương án hoàn vốn của dự án được cho phép tính toán trên toàn bộ doanh thu chênh lệch do việc điều chỉnh giá vé vào đầu các năm 2015, 2020, 2025, 2030 (thay vì lộ trình dự kiến tăng trước đó vào đầu các năm 2018, 2023, 2028 như trong phương án của giai đoạn 2); thời gian kết thúc thu phí vẫn là 31-1-2033.

Như vậy, cuối cùng UBND TP trình HĐND TP xem xét tăng phí theo lộ trình vào đầu các năm 2015, 2020, 2025 và 2030.

Chi tiết

Số thứ tự

Phương tiện chịu phí đường bộ

Giá đề xuất điều chỉnh từ 1-1-2015

Giá đề xuất điều chỉnh từ ngày 1-1-2020

Giá đề xuất điều chỉnh từ ngày 1-1-2025

Giá đề xuất điều chỉnh từ ngày 1-1-2030

Vé lượt

Vé tháng

Vé lượt

Vé tháng

Vé lượt

Vé tháng

Vé lượt

Vé tháng

1

Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 02 tấn và các loại buýt vận tải khách công cộng

15.000 (hiện thu 10.000)

450.000 (hiện thu 300.000)

20.000

600.000

30.000

900.000

40.000

1.200.000

2

Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; Xe tải có tải trọng từ 02 tấn đến dưới 04 tấn

20.000 (15.000)

600.000(450.000)

30.000

900.000

40.000

1.200.000

55.000

1.650.000

3

Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe tải có tải trọng từ 04 tấn đến dưới 10 tấn

40.000 (25.000)

1.200.000(750.000)

55.000

1.650.000

70.000

2.100.000

85.000

2.550.000

4

Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 và xe chở hàng bằng container 20 feet

50.000 (30.000)

1.500.000(900.000)

65.000

1.950.000

85.000

2.550.000

115.000

3.450.000

5

Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet

80.000 (40.000)

2.400.000(1.200.000)

100.000

3.000.000

135.000

4.050.000

180.000

5.400.000

 

 

QUỐC THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên