Tiễn chú Tư lần cuốiNghiêng mình trước linh cữu nhà nghiên cứu Trần Bạch ĐằngNhững ngày cuối của chú Tư ÁnhNhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng qua đời
Phóng to |
Tôi có thể khẳng định điều sau đây: không một đảng viên cộng sản nào từng lăn lộn với vận nước thuở dân ta còn thân nô lệ, qua hai cuộc kháng chiến gian nan và qua hơn 20 năm lận đận trong tìm tòi để khai phá một xã hội phù hợp với hoàn cảnh và ước vọng của người Việt Nam trong bối cảnh nhiều diễn biến của thế giới mà không thèm khát vòng tay êm ấm của người dân đã cưu mang tất cả - cưu mang cách mạng, cưu mang sinh mạng của chính cá nhân người đảng viên.
Kỷ niệm nào cũng ít nhiều hao mòn theo năm tháng, trừ kỷ niệm liên quan đến sự sống chết của mỗi người - có lẽ ai cũng trải qua và được che chở, cứu giúp, thậm chí người khác hi sinh thay mình. Đó là lĩnh vực thiêng liêng luôn cùng đi với người cách mạng cho đến khi từ giã thế gian.
Ở Đồng Tháp Mười, thời chống Pháp, bà con biết đồng chí Lê Duẩn là bí thư Xứ ủy Đảng Cộng sản, là “đại diện của Cụ Hồ” trong Nam và - tôi nhớ một câu thơ mà tôi viết:
Má gọi bằng thằng và cười ấm ápAnh bồi hồi như mọi tầm cao.
Vào những năm cuối thập kỷ 1970 đầu 1980, khi Tuổi Trẻ đang định hình tìm chỗ đứng trong lòng độc giả, nhà báo Trần Bạch Đằng là cộng tác viên ruột của báo. Người đọc nhớ đến ông qua truyện nhiều kỳ Ván bài lật ngửa, truyện ngắn, thơ và đặc biệt là những bài chính luận. Đằng sau mặt báo, ông là người đưa ra những ý kiến phê phán có tính đòi hỏi cao, thường được tô đậm trong sổ tay của người chủ bút. Ông nói: “Ban biên tập Tuổi Trẻ là những người đã trưởng thành từ phong trào đô thị, có nhiều trải nghiệm trong công tác quần chúng, đó là tài sản quí. Trẻ trung, nhanh nhạy, kịp thời là một ưu thế. Nhưng đã là báo thì phải có chính kiến. Phải “nói thẳng ruột ngựa”, không được “ấm ớ hội tề”. Muốn thuyết phục người đọc, báo phải là diễn đàn của những phát kiến trí tuệ, có khả năng trả lời những câu hỏi nóng từ cuộc sống. Làm gì cũng phải chăm lo xây dựng những cây bút, và phải có những cây bút chính luận của Tuổi Trẻ”. |
Thằng Ba Duẩn, thằng Ba Khiêm (Ung Văn Khiêm), thằng Tám Hà (Hà Huy Giáp), thằng Hai Hùng (Phạm Hùng)... Ai cũng thuộc đẳng cấp “thằng”. Tôi cũng là “thằng”, hơn nữa, “thằng” hơi yếu - thằng nhỏ, do tuổi của tôi lúc ấy.
Vậy mà chúng tôi rất hạnh phúc. Đầu kháng chiến, người dân bình thường nhìn cán bộ cấp cao y như con em của mình - con em làm việc nhiều, làm việc giỏi, ăn uống khổ cực, thiếu thốn trăm bề... Chúng tôi chưa bao giờ “về thăm xóm A”, “thăm hỏi tình hình xã Y”, “động viên các bà má...” - chúng tôi không dám. Tôi biết một chuyện khi cùng bơi xuồng với anh Ba Duẩn, ghé xin nước uống một nhà trên bờ kênh.
- Tao biết mầy là thằng Ba Duẩn - chủ nhà trao gáo nước mưa cho anh Ba và bảo - Mầy là chỉ huy cao hơn hết ở xứ Nam này, ai cũng phục, vậy tại sao mầy để thằng con của hương hào Lẹ làm chủ tịch xã?
Tất nhiên, anh Lê Duẩn không biết con của hương hào Lẹ là ai giữa một Đồng Tháp Mười mênh mông. Anh nhìn tôi. Tôi biết vụ con hương hào Lẹ được chỉ định làm chủ tịch xã, vì cậu ruột của hương hào Lẹ đã tham gia cách mạng trước 1945. Tôi nói khẽ vào tai anh Ba, anh trừng mắt:
- Sao kỳ vậy, hử?
Hương hào Lẹ chẳng thuộc hạng “nợ máu” với dân, song có cả trăm tá điền và năm ba bà vợ.
- Tôi sẽ giải quyết vụ này! - Anh Ba tự xem có lỗi, đã hứa, phải qua phiên dịch của tôi vì giọng Quảng Trị của anh rất khó nghe. Chủ nhà cười rạng rỡ:
- Tao biết tụi bây quang minh chánh đại mà!
Xưng hô mỗi vùng có khác nhau, “thằng” là nét riêng của bà con Nam bộ khi tỏ thân tình, không nhất thiết đâu cũng giống nhau - cái giống nhau ở chỗ dân xem đảng viên như người tin cậy, mến thương như ruột rà, bình đẳng trong cư xử, dám rầy quở những sai phạm.
Lẽ nào mối quan hệ này lại “lùi” về “ngày xửa ngày xưa”? Giữa lãnh đạo cao nhất và cán bộ lúc ấy cũng giản đơn. Mọi đảng viên đều có quyền phát biểu suy nghĩ của mình giữa bất kỳ cuộc họp nào. Tôi nhớ đại hội đại biểu xứ đảng bộ lần đầu tiên năm 1947, tôi ngồi chung chiếc đệm với anh Nguyễn Văn Linh, lớn hơn tôi đúng một con giáp, và anh Lê Đức Anh, lớn hơn tôi nửa con giáp. Phát biểu khá “bạt mạng”, song đại hội lắng nghe, mà chủ tịch đoàn đại hội là những cây đa, cây đề “khổng lồ” Lê Duẩn, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm... không hề hạn chế một đại biểu loại “bồ câu ra ràng” như tôi.
Chẳng rõ từ bao giờ nảy sinh cái tệ cán bộ lãnh đạo “xuống” dân và cán bộ cấp dưới “hai tay xoa tít, cái đít cong vòng” một “báo cáo anh”, hai “báo cáo anh”.
Vua chúa bỗng nhảy xổ vào chúng ta - những người cộng sản, những người theo chủ nghĩa xã hội. Đành rằng có một số qui định, nghi thức mà phàm một quốc gia phát triển bình thường phải tuân theo, song làm nhạt nhòa mối thâm tình với đồng bào, đồng chí sẽ như cánh cổng sơn son dẫn vào chế độ quan liêu, vào cung đình.
Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và Đảng ta. Bác chưa một lần “làm vẻ” lãnh tụ với đồng bào và đồng đội của mình.
Nỗi thèm khát nóng bỏng của những người cộng sản là trở lại đời sống đã sản sinh ra đội ngũ - không một “diễn biến” dù quân sự hay hòa bình nào lò mò đến được chốn thâm nghiêm này. Sự gắn bó kia không chỉ vì sát dân, sát thực tế mà còn để từng người cộng sản sát với phẩm chất của mình, để Đảng ta luôn trẻ, luôn khỏe. Trong mọi “về nguồn”, về lại với dân chủ thuở nước ta còn “hàn vi” trọng đại hơn cả, nhất là khi Đảng ta đã, đang và sẽ cầm quyền...
Kỷ niệm 68 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam nhắc chúng ta như thế...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận