25/02/2007 17:08 GMT+7

Trường Sa lại nổi sóng

HỮU NGHỊ
HỮU NGHỊ

TTCT - Cuộc diễn tập quân sự của Đài Loan trong khu vực quần đảo Trường Sa hôm 12 và 13-2 vừa qua đã khuấy động tình hình vùng biển này, đặc biệt khi đây là một cuộc diễn tập bắn đạn thật, gần đảo Ba Bình... Tất nhiên, không chỉ Đài Loan mới từng tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở khu vực Trường Sa, vi phạm chủ quyền của VN.

c1GbAmRP.jpgPhóng to
TTCT - Cuộc diễn tập quân sự của Đài Loan trong khu vực quần đảo Trường Sa hôm 12 và 13-2 vừa qua đã khuấy động tình hình vùng biển này, đặc biệt khi đây là một cuộc diễn tập bắn đạn thật, gần đảo Ba Bình... Tất nhiên, không chỉ Đài Loan mới từng tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở khu vực Trường Sa, vi phạm chủ quyền của VN.

Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands) nằm tọa độ 8O38' Bắc, 111°55' Đông, có diện tích (đất liền) nhỏ hơn 5km2, gồm khoảng 100 đảo nhỏ, đảo san hô và đỉnh núi nhô lên khỏi mặt biển rải rác trên một diện tích gần 410.000km2 ở giữa biển Đông, thuộc tỉnh Khánh Hòa. Sở dĩ quần đảo Trường Sa còn có tên quốc tế là Spratly Islands là do vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 có một số thủy thủ từ một số nước lớn châu Âu ghé đến đây, trong đó có người mang tên là Spratly (theo Wikipedia). Do đây là khu vực lòng chảo trầm tích chứa nhiều dầu mỏ và khí gas, nên quần đảo Trường Sa kích thích sự “thèm khát” của không ít thế lực, trong đó có Đài Loan.

Đây không phải lần đầu Đài Loan gây náo động Trường Sa. Năm ngoái, Đài Loan đã tiến hành xây dựng đường băng trên đảo Ba Bình. Năm 2004, Đài Loan đã cho một xuồng cao tốc đưa tám người và bốn hộp to sơn màu đen, hai tấm gỗ vuông từ đảo Ba Bình (do Đài Loan chiếm đóng) ra bãi cạn Bàn Than, tiến hành đo đạc, cắm cọc. Lúc 13g15 cùng ngày, Đài Loan đã đổ bốn cột bêtông cao khoảng 2,5m, tạo thành ô vuông cách nhau khoảng 3m, sau đó quay về Ba Bình để lại tám người trên bãi cạn Bàn Than (biendong.org). Năm 2003, Đài Loan xâm phạm bãi Bàn Than.

Các hành động này của Đài Loan đã vi phạm chủ quyền của VN và đã vượt quá những tính toán chiến lược mà Cheng Yi Lin của Viện nghiên cứu Academia Sinica của Đài Loan từng phân tích từ năm 1997 trong bài viết về chính sách Đài Loan về biển Đông (Taiwan's South China sea policy).

Theo tác giả: “Chính sách của Đài Loan trong những năm tới là tinh quái và mập mờ, do lẽ Đài Loan không muốn khiêu khích cả Trung Quốc lẫn các nước tranh chấp trong ASEAN. Đài Loan thận trọng tránh tạo cảm giác rằng người Trung Hoa cả hai bên bờ eo biển Đài Loan cùng là những đồng minh “tự nhiên” trên biển Đông. Đài Loan cũng không muốn thấy Trung Quốc trở thành cường quốc thống trị biển Đông và đe dọa đường hàng hải của Đài Loan. Trong khi đó, Đài Loan có lẽ sẽ củng cố việc kiểm soát đảo Ba Bình”, (ASIAN SURVEY, VOL. XXXVU, NO. 4, APRIL 1997).

Những gì Cheng Yi Lin viết cách đây mười năm phản ánh một thái độ nước đôi của Đài Loan trong bối cảnh sau khi ASEAN đã có thông cáo chung Manila năm 1992 về biển Đông và VN mới gia nhập ASEAN. 10 năm qua, tình hình thực tế đã biến đổi, trong đó có sự khai sinh ra Diễn đàn ARF (mở rộng) của ASEAN, và Đài Loan cảm thấy “sốt ruột” khi thấy phải đứng ngoài các cơ chế đàm phán hoặc thảo luận.

Mặt khác, chính cuộc chạy đua vũ trang của Đài Loan với Trung Quốc cũng đã góp thêm phần phức tạp. Giới quân sự Đài Loan nhận xét như sau về bộ máy quốc phòng Trung Quốc:

1/ Ngân sách quốc phòng của CHND Trung Hoa không rõ ràng, minh bạch cũng như việc hiện đại hóa lực lượng...

3/ Với sách lược “đánh thắng các cuộc chiến tranh địa phương bằng các phương tiện chiến tranh thông tin”, lực lượng CHND Trung Hoa hiện có những lợi thế về khả năng...

5/ Để hậu thuẫn các yêu sách trên đại dương, CHND Trung Hoa đã không ngừng tăng cường khả năng chính xác tầm xa của lực lượng pháo binh thứ nhì (tên lửa), khả năng chiến đấu trên đại dương và khả năng hỗ trợ không quân tầm xa... Nhằm hiện đại hóa khả năng quốc phòng của mình, CHND Trung Hoa tích hợp các tài nguyên kỹ thuật quân sự và dân sự, không ngừng du nhập vũ khí kỹ thuật cùng kỹ thuật cao cấp từ nước ngoài...

(nguồn: http://www.mnd.gov.tw/eng/news/newsroom.aspx?PublicID=3609).

Trong khi Trung Quốc hiện đại hóa hải quân, Đài Loan cũng hành động tương tự để cân bằng: “Hải quân Đài Loan đang tích cực hiện đại hóa, mua tuần dương hạm kiểu La Fayette của Pháp, kiểu Knox của Mỹ, đồng thời mua bản quyền sản xuất tuần dương hạm kiểu Perry. Ngoài ra, cũng còn rất nhiều tàu nhỏ sử dụng tên lửa chống tàu” (http://www.taiwandc.org/white-p2.htm). Từ đó, tác động gián tiếp đối với an ninh của quần đảo Trường Sa khi mà Đài Loan nay có thể vươn sức mạnh tới đây.

Trong bối cảnh đó, càng đáng ngại khi mà bản thân qui tắc ứng xử trên biển Đông cũng không có tính cách bắt buộc.

HỮU NGHỊ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên