Các nhà thiên văn học đã phát hiện một đám mây xyanua bao phủ khu vực cực nam của tiểu hành tinh Titan. Hiện tượng này giống với hiện tượng xảy ra vào năm 2009 khi sao Thổ, sao mẹ của hành tinh Titan, bắt đầu thời kỳ mùa đông kéo dài 7 năm. Đây là kết quả nghiên cứu được công bố ngày 1/10 trên Tạp chí khoa học Tự nhiên (Nature) của các nhà khoa học thuộc Đại học Bristol (Anh).
Theo đó, các nhà khoa học cho biết khởi đầu của mùa đông ở tiểu hành tinh Titan là cực kỳ dữ dội và khắc nghiệt. Trên thực tế trong vòng một năm, bầu khí quyển trên tiểu hành tinh này phải lạnh đi ít nhất 50 độ C để có thể đạt mức nhiệt khắc nghiệt -150 độ C, môi trường cần thiết cho các phân tử hydro xyanua có thể đông cứng.
Báo cáo cũng cho biết cách đây 5 năm, tàu thám hiểm không gian Cassini của Mỹ đã phát hiện những đám mây bao quanh cực nam của hành tinh Titan. Sau hai năm quan sát, các nhà khoa học cũng đã tìm ra thành phần của những đám mây này, bao gồm các phân tử hydro xyanua lạnh.
Titan vẫn được coi là một bí ẩn của hệ mặt trời với các hồ hydrocarbon lỏng rải rác trên khắp bề mặt và một bầu khí quyển đặc khí nitơ và mêtan. Titan và sao mẹ của nó nằm cách xa mặt trời (1,4 tỷ km), điều này khiến cho khoảng cách giữa các mùa tại nơi đây kéo dài đến 7 năm chứ không phải là 3 tháng như ở trái đất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận