Mỗi năm người Việt ăn trung bình 55,1 gói mì ăn liền, nhiều thứ hai thế giới sau Hàn Quốc - Ảnh: MINH HUYỀN |
Trên đây là bình luận của bạn đọc Trung Tâm sau bài viết: Mì ăn liền, ăn nhanh, bệnh nhanh đăng ngày 6-12 trên Tuổi Trẻ Online.
Cũng như ý kiến của bạn đọc Trung Tâm, thông qua phần bình luận dưới bài viết, nhiều bạn đọc cho rằng trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, mì gói vẫn là lựa chọn số 1 của phần lớn người nghèo, bởi so với các loại thực phẩm khác giá mì gói rẻ lại rất dễ ăn.
Bạn đọc Tương Ớt viết: "Không phải biết hại vẫn thích ăn mà bởi không ăn thì lấy tiền đâu ra. Lương công nhân thấp, chi phí cao ngất. Không ăn mì gói không lẽ để con đói? Chi phí sinh hoạt ở các thành phố cao không kém gì các nước phát triển. Còn lương lậu thì..."
Thậm chí, có bạn đọc còn làm phép tính, như bạn đọc nick name B viết: "Tính đi, 1 tô hũ tíu gõ ít nhất 10 ngàn đồng, 1 gói mì cao nhất 6 ngàn đồng mà lại no nhiều khi hơn hủ tíu gõ. Đối với mấy anh đại gia tiền muôn bạc vạn thì không nói, nhưng đại đa số dân nghèo thì đó là lựa chọn duy nhất. Biết là độc hại, nhưng người nghèo không có sự lựa chọn".
Bổ sung, bạn đọc Nguyenluong chia sẻ ý kiến: "Cám ơn báo Tuổi Trẻ, mình cũng biết tác hại của nó, nên ăn cũng cân nhắc nhưng vẫn phải chấp nhận vì thu nhập. Xin báo Tuổi Trẻ làm thêm lợi hại của thức ăn chiên (cá viên chiên) đang tràn ngập các nẻo đường mà các nhà quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và các nhà khoa học chưa lên tiếng để người tiêu dùng nhận biết. Cám ơn".
Để bảo vệ mình và gia đình làm sao cho "con đường từ dạ dày đến nghĩa địa ngày càng xa" chứ không phải ngắn như hiện nay, nhiều bạn đọc khuyên nhau nếu không có sự lựa chọn nào khác ngoài mì gói, thì hãy chế biến sao cho món ăn này bớt độc hại.
Trong đó việc trần mì từ 2-3 lần trong nước sôi rồi đổ bỏ nước cũng là một cách làm để hạn chế các chất bảo quản, phụ gia tan vào nước và tách khỏi sợi mì.
Ngoài ra, một số bạn đọc còn tư vấn người dùng có thể sử dụng đường, muối, nước mắm sẵn có trong bếp để nêm nếm. Thêm chút rau xanh, thịt, cá hoặc trứng để bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu.
Từ kinh nghiệm bản thân, bạn đọc Hiền khuyên: "Bài này không có nói cấm mọi người ăn mì gói, đã ghi rõ là lạm dụng tức là ăn nhiều quá rồi. Vậy nên mọi người hạn chế lại thôi. Nếu không gấp quá thì hãy bỏ chút thời gian nấu nướng. Hôm nay anh ăn quá nhiều mì gói vì anh chỉ đủ tiền ăn mì gói. Mai này anh sẽ không có cả tiền mua thuốc uống đâu. Rõ thuốc sẽ đắt hơn mì".
Đã từng ăn mì gói, bạn có kinh nghiệm nào để hạn chế những tác hại phụ của thức ăn này? Giải pháp của bạn là gì khi với nguồn tài chính hạn chế vẫn có thể đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bữa ăn của gia đình đồng thời tránh những chất độc hại như hiện nay? Thân mời bạn hãy chia sẻ ý kiến, hình ảnh, clip với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gửi đến email: tto@tuoitre.com.vn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận