30/09/2007 08:07 GMT+7

Đã gặp tác giả Đôi dép

AT
AT

AT - Sau khi bài thơ Đôi dép được giới thiệu trên Áo Trắng số 7, rồi bài Những thông tin đầu tiên thú vị về bài Đôi dép trên Áo Trắng số 8, cuối cùng vào đầu tháng 9-2007 chúng tôi đã gặp được tác giả Nguyễn Trung Kiên tại Áo Trắng.

sL8vSRff.jpgPhóng to

Nguyễn Trung Kiên tại tòa soạn Áo Trắng

AT - Sau khi bài thơ Đôi dép được giới thiệu trên Áo Trắng số 7, rồi bài Những thông tin đầu tiên thú vị về bài Đôi dép trên Áo Trắng số 8, cuối cùng vào đầu tháng 9-2007 chúng tôi đã gặp được tác giả Nguyễn Trung Kiên tại Áo Trắng.

34 tuổi, có dáng người rắn chắc của một... công nhân cơ khí (*), Nguyễn Trung Kiên bắt đầu câu chuyện khá rụt rè, cho biết vài năm nay vì công việc mưu sinh mà anh hầu như đã ngưng việc sáng tác.

Đúng như thông tin của bạn đọc Hoàng Hải (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tây Ninh), Kiên từng là sinh viên khóa 1997-2001 khoa ngữ văn thuộc ĐH Sư phạm TP.HCM, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên chỉ theo học được một năm rồi phải bỏ ngang để đi làm thợ. Với tờ Thế Giới Mới số 266 (15-12-1997) có bài Đôi dép in trang 91 trên tay và một số bản thảo thơ khác có giọng điệu rất giống Đôi dép, Kiên hoàn toàn thuyết phục được Áo Trắng rằng mình chính là tác giả của bài thơ đang được nhiều người truy cập nhất của trang web http://www.Vnthuquan.net.

Trung Kiên cho biết anh viết Đôi dép vào tháng 12-1997 và bài này sau đó đã được giải 2 chương trình "Tiếng thơ sinh viên" 1998 của Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (giải 1 là bài Không đề của Trần Đình Thọ). Cảm hứng viết Đôi dép bắt nguồn từ cuộc tranh luận "rách việc" với một người bạn, rằng khi người ta mang dép thì chiếc bên nào sẽ mòn trước... Đôi dép được viết khi Kiên chưa có người yêu và đang mơ tưởng về một tình yêu chung thủy.

Sau đó khi lập gia đình - với một cô giáo Trường cao đẳng Sư phạm mầm non - anh đã tặng bài thơ này như một món quà cưới! Lẽ dĩ nhiên vợ Kiên rất thích thơ của chồng, và là người rất tích cực phổ biến thơ anh trong bạn bè. Không hiểu sao mà từ ấy đến nay, bài Đôi dép bỗng hóa thành thơ của Thuận Hóa (?!) với những câu chữ được sửa đổi về một nhân vật cụ thể rất thô vụng.

Mọi việc như vậy đã rõ. Với lời tâm sự sau cùng của Kiên: "Áo Trắng làm tôi rất xúc động và đã hâm nóng thi hứng của tôi. Tôi hi vọng sẽ làm thơ trở lại...", Áo Trắng xin chúc anh sẽ có tác phẩm mới trong những ngày tới.

(*) Kiên đang làm việc tại cơ sở cơ khí của gia đình (218/23 Phú Thọ Hòa, Q.Tân Phú, TP.HCM).

Sau đây là ba bài thơ Nguyễn Trung Kiên gửi tặng bạn đọc Áo Trắng:

Hồi ức

(Kính tặng cha mẹ)

Không thể nào con quên được ngày xưaCha ngồi quạt để mẹ ru con ngủCánh võng chao đổ mùa hè ra cửaTiếng đàn ve đệm nhạc khúc ầu... ơ...

Con giữ gìn vị ngọt tuổi ấu thơNhư viên kẹo ngậm cả đời không hếtCó ai dạy đâu mà con biếtSẽ chẳng còn gì khi cha mẹ xa nhau

Rồi một ngày, con không hiểu vì đâuNước mắt chảy lặng thầm về hai phíaLong Quân, Âu Cơ lên rừng, xuống bểĐể đàn con ngơ ngác giữa mẹ cha!

Con muốn ngã vào hai cánh tay chaCon muốn uống cả đôi dòng sữa mẹTình cảm ấy chẳng thể nào chia sẻNhư cánh võng đưa không chỉ một đầu dây.

Con lớn lên, thiếu thốn một vòng tayNhư dòng sông cả hai bờ đều lởMặt nước rộng, đời mênh mông nỗi sợMột cánh bèo níu kéo tuổi thơ xa.

Con lớn lên ai cũng bảo giống chaNgười yêu con thì lại hiền như mẹCon chỉ sợ có một ngày như thếPhải lau giùm nước mắt trẻ chia hai...

Con đã đi qua những tháng năm dàiChân không thể bước ra ngoài nỗi nhớTuổi ấu thơ vẫn từng ngày nhắc nhởCó một thời...Cha mẹ đã...Yêu nhau...

(28-4-1996)

Tự kiểm

(Tặng các bạn khoa ngữ văn khóa 23 - Trường ĐHSP TP.HCM)

Những tiếng "chào thầy" tươi tắn dọc hành langÔi những đứa học trò trong lớp em thực tậpLần đầu tiên, tiếng "thầy" sao mà ấmHạnh phúc biết bao, nhưng chợt bàng hoàng.

Ở trường mình cũng có những hành langMỗi sớm chiều thầy bước qua rất vộiLũ chúng em, những sinh viên năm cuốiCó đứa nào thốt được tiếng chào đâu?

Lũ chúng em gặp thầy đều bước mauMặt cúi xuống như một lời thú tộiTiếng "chào thầy" giảm dần theo số tuổiChợt thấy mình có lỗi với tuổi thơ.

Đâu tiếng chào tròn miệng những ngày xưaHai tay khoanh và mái đầu cúi nhẹ?Càng lớn lên, tiếng "chào thầy" càng khẽGiờ lặng im khi sắp được làm thầy.

Mai làm sao dạy bảo học trò đâyKhi lễ phép chính mình đánh mất?Nếu được chào bằng những lời rất thậtNghĩ về thầy sao khỏi ăn năn?

Ôi! Chúng em là sinh viên khoa vănKhông hiểu được những điều đơn giản ấyLớp học chưa tan đã ồn ào đứng dậyMai làm thầy, hối hận biết bao nhiêu!

(6-11-1998)

Con nhân sư

Giữa sa mạc hoang sơCon nhân sưÔm nỗi khát khao bỏ xác thân dã thúMột ngày kiaĐứng dậy, làm người.

Thời gian nặng nề trôiCon nhân sư gục chếtMang nỗi hận vào luân hồi chuyển kiếp.Ngàn năm thân dã thú chẳng thành người.

... Thế mà con ngườiChỉ cần một giây thôiĐủ để thành... dã thú!

(9-1997)

AEawksca.jpgPhóng to

Áo Trắng số 9 (ra ngày 15-9-2007) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

AT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên