07/11/2009 06:32 GMT+7

Tìm kiếm giải pháp bảo vệ trẻ em

QUỐC LINH thực hiện
QUỐC LINH thực hiện

TT - Việc phát hiện, kịp thời chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị ngược đãi, bóc lột là một công việc lâu dài mà các cấp bộ Đoàn, Đội luôn chú tâm thực hiện. Phó bí thư Thành đoàn, chủ tịch Hội đồng Đội TP.HCM TRẦN THỊ DIỆU THÚY đã khẳng định như vậy khi trao đổi với Nhịp sống trẻ.

Tìm kiếm giải pháp bảo vệ trẻ em

ImageView.aspx?ThumbnailID=373414
Chị Trần Thị Diệu Thúy - Ảnh: Q.Linh
TT - Việc phát hiện, kịp thời chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị ngược đãi, bóc lột là một công việc lâu dài mà các cấp bộ Đoàn, Đội luôn chú tâm thực hiện. Phó bí thư Thành đoàn, chủ tịch Hội đồng Đội TP.HCM TRẦN THỊ DIỆU THÚY đã khẳng định như vậy khi trao đổi với Nhịp sống trẻ.

Trước những phản ánh của các cơ quan báo chí gần đây về hiện tượng chăn dắt, bóc lột sức lao động trẻ em, chị Thúy cho biết:

- Đối với những trường hợp ngay sau khi có phản ánh của báo chí như trên Tuổi Trẻ vừa qua, chúng tôi đã chỉ đạo các quận huyện đoàn - nơi được phản ánh trên báo - phải vào cuộc ngay, tìm cách tiếp cận và phối hợp với các cơ quan liên quan để có hướng giải quyết, giúp các em một mặt thoát khỏi tình trạng đó, một mặt ổn định cuộc sống trước mắt.

Như trường hợp xảy ra mới đây ở khu vực sân khấu Trống Đồng mà Tuổi Trẻ phản ánh, Quận đoàn 1 đã vào cuộc ngay sau đó, rà soát lại các khu vực có thể còn tồn tại tình trạng tương tự, phối hợp các cơ quan chức năng tìm cách giải quyết.

* Nghĩa là vẫn còn thụ động, còn chờ sự phát hiện của các cơ quan truyền thông?

- Ngay sau mỗi phát hiện của báo, chúng tôi đều có chỉ đạo và cơ sở có ngay các động thái can thiệp. Tuy nhiên, phải nhìn nhận một thực tế là còn lúng túng trong các giải pháp căn cơ, lâu dài để kéo giảm tình trạng này. Mặt khác, tự thân tổ chức Đoàn, Đội không thôi có lẽ khó thực hiện triệt để hết được.

Thông thường chúng tôi chủ động trong việc chăm lo các đối tượng trẻ em, đặc biệt đối với trẻ lang thang, đường phố vào các dịp lễ, tết, hè. Việc này đã và đang được thực hiện rộng khắp tại các cơ sở.

Còn với những phát hiện từ cơ quan báo chí, chúng tôi có sự can thiệp và hướng giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn trước đây, khi một đường dây chăn dắt trẻ em từ Thanh Hóa vào TP.HCM xin ăn, ngay khi báo chí lên tiếng, chúng tôi đã phối hợp với bên lao động - thương binh & xã hội tổ chức cho các em ổn định cuộc sống, sau đó tổ chức xe đưa các em về lại quê. Hay những trường hợp trẻ khó khăn đột xuất khi phát hiện, chúng tôi đều tìm cách giúp đỡ.

ImageView.aspx?ThumbnailID=373415
Một lao động trẻ em làm việc ở một cơ sở gia công may mặc tại TP.HCM. Nhiều em làm việc trong điều kiện rất tệ -Ảnh: V.Hương

* Cụ thể tổ chức Đoàn và Đội TP đã làm gì với những trường hợp được Tuổi Trẻ phản ánh trong các số báo gần đây, thưa chị?

- Ngay sau khi đọc những bài viết trên Tuổi Trẻ, Thành đoàn đã có ngay thông báo cho cơ sở về việc tăng cường các hoạt động giúp đỡ trẻ lang thang, ăn xin trên địa bàn TP. Trong đó không chỉ là tăng cường thông tin tuyên truyền về các quy định của pháp luật trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, mà còn vận động đoàn viên thanh niên trong các chi đoàn khu dân cư khi phát hiện sẽ kịp thời thông tin cho cơ quan chức năng về các trường hợp chăn dắt, hành hạ, bóc lột, ngược đãi trẻ. Việc này được làm thường xuyên chứ không dừng lại ở chỗ phong trào.

Chúng tôi cũng giao cho Nhà Thiếu nhi TP kịp thời hoàn thành và đi vào hoạt động trung tâm tư vấn tâm lý dành cho phụ huynh, thiếu nhi TP trong tháng 12 tới đây để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, nhu cầu cần tư vấn của các em và phụ huynh.

Ngoài ra sẽ có một đội hình của Trung tâm công tác xã hội chuyên khảo sát các điểm nóng về thực trạng nói trên để kịp thời thông tin và phối hợp với cơ quan chức năng vào cuộc xử lý triệt để các trường hợp xâm hại đến quyền lợi của trẻ, vi phạm việc chăm sóc trẻ. Mức độ vậy là đúng vì tổ chức Đoàn, Đội không có chức năng xử lý mà chỉ có thể thông báo đến các cơ quan chức năng khi phát hiện các trường hợp cụ thể.

* Với những giải pháp đó, chị có kỳ vọng kéo giảm được tình trạng trẻ bị ngược đãi, bóc lột, lợi dụng?

- Lãnh đạo TP rất quan tâm việc này nên đã chỉ đạo phải làm thường xuyên, thành lập cả trung tâm bảo trợ xã hội trực thuộc ngành lao động - thương binh & xã hội. Với vai trò là thường trực cơ quan chỉ đạo hoạt động hè hằng năm, Thành đoàn, Hội đồng Đội TP luôn coi đây là nội dung quan trọng để tham mưu với TP trong việc giám sát, kiểm tra việc sử dụng lao động trẻ em.

Một thực tế không thể phủ nhận là do hoàn cảnh quá khó khăn mà nhiều gia đình ở quê sẵn sàng gửi các em vào TP.HCM làm việc mà không biết con mình phải lao động trong điều kiện vất vả, khắc nghiệt thế nào. Do vậy, ngoài việc cần phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị tại địa phương thì cũng cần tập trung tuyên truyền mạnh hơn để nâng cao ý thức cũng như sự chủ động của người dân góp phần cùng xã hội giải quyết thực trạng này.

Bên cạnh đó, với những trường hợp các em ở ngoài TP.HCM được phát hiện, đưa về quê thì cũng chỉ thời gian ngắn sau khi các em khỏe lại sẽ tiếp tục được đưa trở lại TP làm việc. Với những trường hợp đó, cần có trường vừa học vừa làm để các em có chỗ làm việc kiếm thêm thu nhập giúp gia đình ở quê, nhưng đồng thời vẫn có thể học văn hóa.

QUỐC LINH thực hiện

------------------------------------

Tin bài liên quan:

>> Giải quyết nạn chăn dắt trẻ bằng lương tâm và trách nhiệm >> Vở diễn đày đọa trẻ thơ >> Xử lý nghiêm khắc đối tượng chăn dắt trẻ >> Sao chưa trị những kẻ ngược đãi trẻ em?  >> Chăn dắt trẻ em: quyết dẹp là được >> Vẫn đày đọa trẻ thơ

QUỐC LINH thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên