02/02/2006 05:47 GMT+7

Thiết kế đồ họa có cần năng khiếu?

Th.S NGUYỄN TOÀN (Hiệu trưởng Trường TH Kỹ thuật và nghiệp vụ Thủ Đức, TP.HCM)
Th.S NGUYỄN TOÀN (Hiệu trưởng Trường TH Kỹ thuật và nghiệp vụ Thủ Đức, TP.HCM)

TT - Chọn trường thi không phải chỉ đơn giản chọn một nơi để học tiếp, mà chính là chọn một nghề để gắn bó, mưu sinh và tạo bệ phóng để thành đạt, thăng tiến.

U7hi3tSS.jpgPhóng to
Ngành thiết kế thời trang đòi hỏi phải có năng khiếu vẽ. Ảnh: Thí sinh dự thi môn vẽ tĩnh vật trong kỳ thi vào Trường TH Kỹ thuật may và thời trang 2 - Ảnh: P.Đ.
TT - Chọn trường thi không phải chỉ đơn giản chọn một nơi để học tiếp, mà chính là chọn một nghề để gắn bó, mưu sinh và tạo bệ phóng để thành đạt, thăng tiến.

Nhưng làm sao để chọn được một nghề phù hợp năng lực, sở trường của mình? Học nghề nào sớm có việc làm?...

* Tôi đang học lớp 12, học lực khá. Tôi muốn dự thi vào ngành công nghệ thông tin để ra trường làm thiết kế web hoặc đồ họa. Nghe nói học ngành này cần phải có năng khiếu? (dolphin135@)

- Thiết kế đồ họa là công việc ứng dụng những phần mềm tiện ích về đồ họa trên máy vi tính để thể hiện ý tưởng của mình về thiết kế. Do đó, muốn theo nghề này phải đáp ứng hai yêu cầu: có năng khiếu về thẩm mỹ (hội họa, cảm nhận, thể hiện, sáng tạo cái đẹp...) và sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trên máy tính. Để thiết kế web cần phải biết về công nghệ web (ứng dụng hầu hết các phần mềm ứng dụng trên).

Bạn muốn làm nghề này không nhất thiết phải mất bốn năm học ĐH ngành công nghệ thông tin. Nếu có khả năng phù hợp, bạn chỉ cần học một khóa thiết kế đồ họa, sau đó học thêm những phần mềm liên quan là được rồi. Cùng với nỗ lực và niềm say mê, chắc chắn bạn sẽ toại nguyện.

* Tôi học không xuất sắc lắm, thích sửa chữa máy móc, đồ điện tử… Nhưng ba mẹ nói: “Con cận thị nặng làm sao theo nghề điện tử được, thôi cứ thi ĐH sư phạm đi”. Tôi phân vân quá: nếu không thi sư phạm ba mẹ sẽ buồn lắm nhưng quả thật tôi không muốn học ngành này. (Quốc Huy, TP.HCM)

- Ước muốn của cha mẹ đối với con cái bao giờ cũng chính đáng và đáng trân trọng nhưng không phải lúc nào cũng đúng, đặc biệt trong lĩnh vực chọn nghề. Chọn nghề đúng cần dựa vào nhiều thuộc tính cơ bản như sự hứng thú, phẩm chất và năng lực nghề (các yếu tố phù hợp giữa nghề với người).

Trong đó, sự hứng thú đóng vai trò quyết định. Sự hứng thú và đam mê chính là nguồn động lực to lớn giúp con người vượt mọi trở ngại để đi đến thành công. Dù tốt nghiệp ĐH nhưng không hứng thú với ngành mình học thì cũng không giúp ích gì cho bạn trong việc khẳng định mình để thăng tiến.

Cận thị không phải là yếu tố “chống chỉ định” với nghề điện tử. Tương lai của mỗi người do chính con người đó quyết định. Bạn rất nghiêm túc với bản thân mình trong việc cho rằng “mình học không xuất sắc lắm”. Đây là một “dũng khí” mà không phải ai cũng có được. “Biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng”, bạn hãy cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định. Chúc bạn thành công.

* Con gái tôi thích ngành thời trang. Tôi dự định cho cháu thi vào trung cấp hoặc CĐ ngành thiết kế thời trang. Nhưng nghe nói học hệ trung cấp, CĐ ngành này ra trường cũng đi làm công nhân xí nghiệp may thôi. (Trương Thị Thu, Bình Dương)

- Hiện nay ngành thiết kế thời trang được đào tạo từ bậc trung cấp, CĐ đến ĐH. Tuy nhiên, theo học ngành này mới chỉ là điều kiện cần. Muốn thành đạt trong ngành này cần có nhiều yếu tố cực kỳ quan trọng khác, đó là năng khiếu thẩm mỹ, niềm say mê học tập và lao động miệt mài.

Còn việc học xong đi làm ở các xí nghiệp may cũng không phải là điều dở, vì chính ở đó là những bước đi cần thiết cho những người lao động có ý chí và nghị lực. Ở đó họ có cơ hội tiếp cận những xu hướng, kỹ thuật và công nghệ thời trang mà đơn vị đó đang thực hiện. Nếu con chị thật sự say mê, ham thích ngành này thì chị hãy tạo điều kiện cho cháu theo đuổi. Chúc mẹ con chị toại nguyện và thành công.

* Tôi đang học lớp 12 trường chuyên, muốn học ngành ngoại thương hoặc ngoại giao, thích làm việc với người nước ngoài, được đi nhiều nơi. Nhưng cô giáo lại khuyên tôi nên chọn những nghề thực tế hơn, chẳng hạn như sư phạm, y hoặc chế biến thực phẩm… Có phải những nghề tôi chọn là thiếu thực tế? (Trương Thanh Đạm, damtruongthanh@)

- Bạn đang học trường chuyên là một thuận lợi so với nhiều người cùng lứa tuổi trong việc dự thi vào các trường ĐH. Bạn “thích những ngành nghề hoạt bát, năng động và giao tiếp nhiều...” là một yếu tố rất tích cực. Cần lưu ý mấy vấn đề: bạn thích nhưng bản thân bạn có khả năng đó không?

Nhóm nghề này cần những tố chất khác như: ăn nói lưu loát và dễ thuyết phục người nghe, giỏi ngoại ngữ, nhanh nhạy trong việc xử lý các tình huống (vui chơi, học tập, lao động…), tự tin và vững vàng trong mọi giao tiếp với nhiều đối tượng, nhiều tình huống và môi trường khác nhau, đủ sức khỏe để vượt qua nhiều áp lực nặng nề (làm việc căng thẳng, di chuyển nhiều bằng nhiều loại phương tiện khác nhau, dễ thích nghi với các phong tục, tập quán, thực phẩm...).

Hiện nhu cầu cho việc tuyển dụng lao động liên quan đến tính chất nghề nghiệp mà bạn thích có rất nhiều, ra trường bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp (trong nước lẫn nước ngoài). Nghĩa là bạn vẫn rất thực tế đấy chứ, vấn đề là bạn có đủ lòng yêu nghề và phù hợp với nghề hay không.

Th.S NGUYỄN TOÀN (Hiệu trưởng Trường TH Kỹ thuật và nghiệp vụ Thủ Đức, TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên