29/03/2011 12:06 GMT+7

Chính phủ Nhật "báo động cực điểm"

H.MINH
H.MINH

TTO - Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan ngày 29-3 nói chính phủ của ông đang trong “tình trạng báo động cực điểm” vì cuộc khủng hoảng ở nhà máy hạt nhân tại tỉnh Fukushima.

Read this on Tuoitrenews.vn

AFP cho biết ông Kan đã nói trong một cuộc họp với Ủy ban ngân sách Hạ viện rằng tình hình “tiếp tục khó lường” và chính quyền “sẽ đối phó với vấn đề trong tình trạng báo động cực điểm”.

3BE0D0DN.jpgPhóng to
Phóng xạ xuất hiện ngoài lò phản ứng số 2

Những nhận xét của ông Kan được đưa ra sau khi Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), cơ quan vận hành nhà máy, nói plutonium đã rò rỉ và nhiễm vào đất tại khu nhà máy cũng như nước nhiễm xạ với nồng độ cao đã rò rỉ khỏi các tòa nhà chứa thanh nhiên liệu. Nhật Bản cũng đã yêu cầu các tập đoàn hạt nhân của Pháp Areva và EDF tham gia hỗ trợ họ đối phó với thảm

Theo thống kê mới nhất của Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, tính tới 15g địa phương ngày 29-3, trận động đất và sóng thần hôm 11-3 đã cướp đi sinh mạng của 11.082 người và 16.717 người mất tích. (nguồn: TTXVN)

họa.

TEPCO cho biết plutonium đã được phát hiện tại năm điểm trong khu vực nhà máy, nhưng nhấn mạnh mức phóng xạ có thể không nguy hiểm cho sức khỏe con người. “Trong những mẫu thử ở năm địa điểm, chúng tôi tin rằng có khả năng cao có ít nhất hai trong số đó liên quan trực tiếp đến các sự cố ở các lò phản ứng hiện tại”, một người phát ngôn TEPCO nói. “Nhưng chúng tôi tin rằng mức độ phóng xạ không đủ nghiêm trọng để gây hại cho sức khỏe con người”.

EjNL6s4z.jpgPhóng to
Một người dân đang xem các hình ảnh còn sót lại

Cơ quan an toàn hạt nhân và công nghiệp Nhật Bản nói họ vẫn chưa rõ lò phản ứng nào đã rò rỉ plutonium. Kyodo News dẫn lời một người phát ngôn của cơ quan này, Hidehiko Nishiyama, nói plutonium rò rì có thể do “các thanh nhiên liệu bị hư hại”. Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, plutonium bên ngoài gây ra “rất ít nguy hiểm về sức khỏe”, nhưng nếu bị hít phải hoặc vào được cơ thể sẽ là “mối nguy nghiêm trọng cho sức khỏe”, làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Trước đó, ngày 28-3, TEPCO cho biết một lượng lớn nước nhiễm xạ đã thoát ra khỏi turbine của lò phản ứng số hai và chảy xuống đất, có thể sẽ chảy ra biển. Lượng phóng xạ đo được trong nước ở mức 1.000 millisievert/giờ, liều lượng đủ gây các chứng nôn mửa với những người bị nhiễm. Nước biển ở gần nhà máy cũng được phát hiện có lượng phóng xạ hơn 1.850 lần so với mức cho phép.

TEPCO đã bị chính phủ khiển trách nặng nề ngày 28-3 sau sự cố đưa nhầm tin khi họ nói mức phóng xạ trong nước là hơn 10 triệu lần so với mức bình thường trong khi con số công bố sau đó thấp hơn nhiều. “Việc theo dõi độ phóng xạ là một điều kiện quan trọng để đảm bảo an toàn, nên sai sót kiểu này là không thể chấp nhận được”, Chánh văn phòng nội các Yukio Edano nói.

Kiểm soát chặt chẽ các lô hàng nhập khẩu từ Nhật Bản

Triển khai việc kiểm soát chất phóng xạ có thể nhiễm đối với các lô hàng nông sản thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã yêu cầu Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, cơ quan Hải quan: nắm lại số tàu, số lượng hàng từ Nhật Bản về Việt Nam sau ngày 11-3-2011, khi về đến Việt Nam phải được kiểm tra; đồng thời liên hệ với Cục An toàn bức xạ hạt nhân để cử cán bộ tập huấn lấy mẫu kiểm tra.

Theo ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục sẽ theo dõi cập nhật tình hình nhiễm chất phóng xạ trong các sản phẩm nông lâm thuỷ sản của Nhật Bản nhập khẩu vào Việt Nam, đồng thời cập nhật các biện pháp xử lý, biện pháp áp dụng của cơ quan thẩm quyền các nước đối với các lô hàng nông sản nhập khẩu từ Nhật Bản để đề xuất Bộ các biện pháp xử lý phù hợp trong từng giai đoạn.

Trước mắt, những lô hàng xuất đi từ Nhật sau ngày 11-3 (ngày bắt đầu xảy ra sự cố động đất và sóng thần) mà chúng ta chưa kịp yêu cầu cơ quan thẩm quyền của Nhật kiểm tra lấy mẫu nhiễm phóng xạ thì sẽ phải giữ lại tại cửa khẩu để lấy mẫu và gửi cho các phòng kiểm nghiệm có đủ năng lực đã được chỉ định để phân tích có kết quả an toàn rồi mới được nhập khẩu vào Việt Nam.

Ông Phùng Hữu Hào cũng cho biết, Bộ Y tế vẫn là cơ quan đầu mối giúp cho Chính phủ về quản lý an toàn thực phẩm khi có nguy cơ nhiễm phóng xạ đối với nông sản từ Nhật Bản. Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, trong đó có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học công nghệ để chỉ định những phòng kiểm nghiệm có đủ năng lực phân tích về dư lượng, ô nhiễm phóng xạ trong thực phẩm.

Đến nay 4 phòng kiểm nghiệm của 4 cơ quan được chỉ định, gồm: Phòng kiểm nghiệm của Cục An toàn và bức xạ hạt nhân, phòng của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, phòng của Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân Hà Nội và phòng của Trung tâm hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Y tế cũng là cơ quan chủ trì để thông báo ngay cho phía cơ quan thẩm quyền Nhật Bản yêu cầu các lô hàng nông sản thực phẩm của Nhật Bản xuất khẩu vào Việt Nam kể từ ngày 24-3 sẽ phải kèm theo Giấy Chứng nhận về an toàn thực phẩm, trong đó có phiếu kết quả kiểm nghiệm đối với mức độ ô nhiễm phóng xạ trong lô hàng đó.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho phép Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 4 ở thành phố Hồ Chí Minh được mua tăng cường thiết bị về kiểm tra ô nhiễm phóng xạ hạt nhân trong nông sản thực phẩm và yêu cầu cho tiến hành lắp đặt nhanh, đồng thời đào tạo tập huấn cán bộ của Trung tâm sử dụng thành thạo thiết bị này để có thể được chỉ định thành phòng thứ 5 có đủ năng lực phân tích chỉ tiêu kiểm nghiệm này.

TTXVN

H.MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên