23/02/2011 08:07 GMT+7

Họp bàn về cuộc khủng hoảng Libya

Ông Phạm Tiến Dũng, chánh văn phòng Cục Lãnh sự VN, khẳng định sau cuộc họp bàn giữa Bộ Ngoại giao và Bộ LĐ-TB&XH ngày 22-2.
Ông Phạm Tiến Dũng, chánh văn phòng Cục Lãnh sự VN, khẳng định sau cuộc họp bàn giữa Bộ Ngoại giao và Bộ LĐ-TB&XH ngày 22-2.

TT - Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp ngày 22-2 để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Libya, như tuyên bố trước đó của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon tại Los Angeles - theo AFP ngày 22-2.

o7xFoXhV.jpgPhóng to
Ông Muammar Gaddafi xuất hiện trên Đài truyền hình quốc gia Libya ngày 22-2 trong đoạn trả lời phỏng vấn được cho là thực hiện trực tiếp từ nhà ông - Ảnh: AFP

"Bộ Ngoại giao sẽ làm hết sức mình và mọi cách để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân, giảm thiểu thiệt hại, tính toán và lường trước những gì ảnh hưởng tới công dân cả về quyền lợi, vật chất khi biến cố xảy ra"

Ông Ban Ki Moon cho biết ông đã nói chuyện suốt 40 phút với nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi và kêu gọi ông kiềm chế.

Trong khi đó, như Reuters cho biết, nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đã xuất hiện trên truyền hình qua một đoạn băng video dài chưa đầy một phút, trong đó khẳng định ông vẫn đang kiểm soát đất nước và bác bỏ lời đồn ông đã tháo chạy ra nước ngoài, cụ thể là đến Caracas (Venezuela).

“Tôi muốn nói vài điều với các thanh niên trên quảng trường Xanh và thức đêm cùng với họ nhưng trời đã bắt đầu mưa mất rồi” - ông kết thúc.

Cùng ngày, các nguồn tin phương Tây dẫn lời một số nhân chứng cho hay nhiều máy bay chiến đấu và trực thăng đã xuất hiện trên bầu trời Benghazi, thành phố lớn thứ hai của Libya. Một số khác khẳng định máy bay chiến đấu cũng tấn công người biểu tình tại thủ đô Tripoli. Thế nhưng, con trai ông Gaddafi, Seif al-Islam, đã phủ nhận cáo buộc này nhưng cảnh báo quân đội sẽ thẳng tay đàn áp nhằm ổn định tình hình.

Bộ Ngoại giao Ai Cập ngày 22-2 thông báo đường băng sân bay ở Benghazi đã bị phá hủy khiến nhiều chuyến bay không thể hạ cánh.

Nhiều quan chức trong nước và quan chức ngoại giao Libya tại nhiều nước đã từ chức để phản đối sự can thiệp bạo lực của chính phủ, như nhân viên ngoại giao cao cấp Hussein Sadiq al Musrati tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Bộ trưởng tư pháp Mustafa Abdul Jalil. Cùng lúc đó, AFP đưa tin hai máy bay chiến đấu của Libya đã hạ cánh xuống đảo Malta trên Địa Trung Hải, cho biết họ đã từ chối lệnh ném bom người biểu tình.

Tổ chức Giám sát nhân quyền cho hay ít nhất 233 người biểu tình đã thiệt mạng ở Libya. Lãnh đạo cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 22-2 kêu gọi mở cuộc điều tra.

Nhiều quốc gia, công ty ở Libya đã bắt đầu sơ tán nhân viên trước tình hình bạo lực bùng phát. AFP cho biết Chính phủ Philippines sẽ hỗ trợ 30.000 công dân nước này di tản khỏi Libya. Thái Lan cũng đã đưa 10.000 công dân của mình ở Benghazi và Tripoli đến nơi an toàn và dự kiến sẽ đưa về nước bằng đường biển - theo Bangkok Post. Trước đó, một số công ty dầu mỏ của nhiều nước như Ý, Na Uy, Áo cũng đã lên kế hoạch di tản nhân viên.

Tình trạng bạo lực ở Libya cũng đã góp phần đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong hai năm qua và khiến cổ phiếu ở châu Á rớt giá mạnh.

Lao động Việt Nam tại Libya vẫn an toàn

Chiều 22-2, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã chủ trì cuộc họp với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và đại diện Bộ Ngoại giao để nghe báo cáo về tình hình lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya.

Hiện có khoảng 10.000 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở Libya. Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết tình hình lao động Việt Nam ở Lybia đến nay vẫn an toàn, lương thực, thực phẩm vẫn được chu cấp đầy đủ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều tối 22-2, ông Nguyễn Văn Hiệp, giám đốc Trung tâm xuất khẩu lao động và thương mại (thuộc Vinaconex) - một trong những đơn vị có số lao động đông nhất ở Libya, cho biết hiện 3.048 lao động của đơn vị này đã được hướng dẫn di chuyển, trú tránh ở những nơi an toàn.

Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, hiện lao động VN đã di dời, trú tránh ở những địa điểm khá an toàn. Tại cuộc họp giữa Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Ngoại giao, đã có ý kiến Bộ LĐ-TB&XH nên đề xuất Chính phủ đưa máy bay sang Libya để đón lao động về. Tuy nhiên, phương án này cũng khó thực hiện vì hiện sân bay ở Libya đã đóng cửa. Vì vậy sẽ có một cuộc họp khác bàn về phương án chuyển lao động về nước để trình Thủ tướng phê duyệt.

Trước đó, phóng viên Tuổi Trẻ đã liên hệ và nói chuyện được với một lao động người Bố Trạch, Quảng Bình làm việc tại công trường xây dựng sân bay quốc tế Tripoli. Theo người này, hai ngày nay công trường của anh đã ngưng hoạt động và các công nhân được yêu cầu phải ở tại chỗ, không được ra ngoài.

Ông Phạm Tiến Dũng, chánh văn phòng Cục Lãnh sự VN, khẳng định sau cuộc họp bàn giữa Bộ Ngoại giao và Bộ LĐ-TB&XH ngày 22-2.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên