19/06/2018 18:01 GMT+7

Startup Việt khởi nghiệp trong nước, đăng ký bên Singapore

THÚY LINH
THÚY LINH

TTO - Không ít nhóm startup khởi nghiệp ở Việt Nam nhưng lại phải đăng ký kinh doanh ở Singarore, Malaysia, Thái Lan và Hong Kong...

Startup Việt khởi nghiệp trong nước, đăng ký bên Singapore - Ảnh 1.

Các chuyên gia lo ngại mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 khó khả thi - Ảnh: THÚY LINH

Trong khi mục tiêu có một triệu doanh nghiệp vào năm 2020 khó thành hiện thực, nhiều nhóm khởi nghiệp của Việt Nam lại phải đăng ký kinh doanh ở Singarore, Malaysia, Thái Lan và HongKong...

Nghịch lý này được ông Nguyễn Quân, Hội trưởng Hội Tự động hóa Việt Nam, nêu ra tại Tại Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2018 do Bộ KH&ĐT tổ chức ngày 19/6.

Cho rằng mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 rất khó khả thi vì quỹ thời gian còn lại không còn nhiều, ông Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế ước tính, mỗi năm có khoảng 120.000 doanh nghiệp thành lập mới, như vậy 3 năm mới được trên 300.000 doanh nghiệp, chưa kể còn nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động vì nhiều lý do.

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cho rằng con số 1 triệu doanh nghiệp là rất thách thức, nhất là trong bối cảnh tốc độ cải cách thủ tục hành chính như hiện nay.

Từ khi có Nghị quyết 19 lần thứ nhất vào 2014, đến nay Nghị quyết 19 đã bước sang năm thứ 5 (2018) nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu ban đầu đề ra là Việt Nam lọt vào tốp trung bình ASEAN 4.

"Tôi có nói vui với một đồng nghiệp rằng cứ như vậy còn bao nhiêu năm nữa chúng ta mới hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết 19. Chúng tôi không muốn khi về hưu rồi mà Nghị quyết này vẫn chưa đạt kế hoạch", ông Hiếu nói.

Con số 1 triệu doanh nghiệp khá thách thức song lại đang xảy ra tình trạng nhiều nhóm startup gọi vốn thành công lại đăng ký kinh doanh ở nước ngoài.

Ông Nguyễn Quân, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, cho biết nhiều nhóm khởi nghiệp gọi vốn thành công nhưng do nguồn vốn chủ yếu từ các quỹ đầu tư nước ngoài nên khi thành lập doanh nghiệp lại phải đăng ký kinh doanh ở nước ngoài như Singarore, Malaysia, Thái Lan, Hong Kong….

Theo ông Quân, trong mấy năm gần đây, Việt Nam nói nhiều đến khởi nghiệp và quốc gia khởi nghiệp.

Tuy nhiên phải thẳng thắn thừa nhận, chúng ta còn hiểu chưa đầy đủ về khởi nghiệp và còn làm quá ít cho việc hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.

Phong trào khởi nghiệp còn nhiều khó khăn do hệ sinh thái khởi nghiệp chưa hoàn chỉnh, đặc biệt gần như còn thiếu hai thành phần quan trọng là các quỹ đầu tư mạo hiểm và các cơ sở dịch vụ mạnh.

Đến hết năm 2017, Việt Nam có khoảng 40 quỹ đầu tư hoạt động nhưng đa phần là quỹ của nước ngoài (IDG Ventures, CyberAgent Ventures, DJF-Vina Capital, 500 startup…).

Dẫn chứng kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Isarel, ông Quân cho rằng để khởi nghiệp sáng tạo thành công cần tạo ra một môi trường vườn ươm để các hạt giống có điều kiện nảy mầm tốt nhất - hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo cần được Nhà nước đứng ra xây dựng để đảm bảo tính ổn định và độ sẵn sàng giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Đâu là điểm yếu nhất của startup Việt Nam? Đâu là điểm yếu nhất của startup Việt Nam?

TTO - Nhiều startup không phân biệt được tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp, thiếu kiến thức quản trị dẫn đến khi nhà đầu tư ngồi lại, thẩm định để đầu tư thì té ngửa, kết quả "đường ai nấy đi".

THÚY LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên