15/06/2005 12:58 GMT+7

Ra mắt cuốn Mỹ thuật VN hiện đại: Chương riêng về họa sĩ Việt kiều

Theo Thể thao và Văn hóa
Theo Thể thao và Văn hóa

Dày hơn 400 trang khổ lớn, cuốn Mỹ thuật Việt Nam hiện đại (MTVNHĐ) của Viện Mỹ thuật - Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội ra mắt cuối tuần này tổng hợp khá đầy đủ về lịch sử Mỹ thuật Việt, từ những tiếp xúc ban đầu với văn hóa nghệ thuật phương Tây cho đến nay.

VpdRZrje.jpgPhóng to
vtCMbL4e.jpg
Tranh minh họa Kiều của Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm
Dày hơn 400 trang khổ lớn, cuốn Mỹ thuật Việt Nam hiện đại (MTVNHĐ) của Viện Mỹ thuật - Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội ra mắt cuối tuần này tổng hợp khá đầy đủ về lịch sử Mỹ thuật Việt, từ những tiếp xúc ban đầu với văn hóa nghệ thuật phương Tây cho đến nay.

"Chúng tôi biết đã có một số cuốn sách viết về mỹ thuật VN hiện đại, nhưng sự lựa chọn các gương mặt mỹ thuật không đầy đủ, đặc biệt là những họa sĩ VN ở nước ngoài được nhắc đến không nhiều, như vậy thật là thiệt thòi cho họ" - nhà phê bình Phạm Trung, một trong người biên tập cuốn sách, nhấn mạnh.

Giờ đây MTVNHĐ đã khắc phục được sự khuyết trống này bằng một chương sưu tập khá công phu về mỹ thuật người Việt ở nước ngoài, nhất là thế hệ mỹ thuật Đông Dương với những thành tựu nghệ thuật đã được thế giới biết đến.

Trong chương IV với những tên tuổi như Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm, Phạm Tăng…, thế hệ các họa sĩ tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và sau này có Lê Bá Đảng, Điềm Phùng Thị… được giới thiệu một cách đầy đủ và trân trọng.

Họ ra đi và định cư ở nước ngoài vì nhiều lý do khác nhau, vì hoàn cảnh khách quan có, vì chuyện cá nhân có, nhưng tất thảy những điều đó không quan trọng, bởi đứng trên góc độ mỹ thuật, họ chính là "một bộ phận" của mỹ thuật VN. Những họa sĩ có bề dày về sự nghiệp sáng tác ấy từ lâu vẫn được thế giới ghi nhận như là những đại diện cho mỹ thuật VN.

Hiện đã có tới 3 thế hệ mỹ thuật VN ở nước ngoài. Thế hệ thứ nhất là những họa sĩ Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương như đã nói trên, ra nước ngoài từ trước năm 1954, mang trong mình những thẩm mỹ đậm tính dân tộc và hoài cổ.

Thế hệ thứ hai, là những người ra đi sau 1975, có những ảnh hưởng rõ hơn về hình thức và xu hướng nghệ thuật hiện đại.

Thế hệ thứ ba, còn rất trẻ, ra nước ngoài từ bé, hoặc sinh ở nước ngoài sau 1975, hiện đang tìm về cội nguồn bằng chính những sáng tác mang "hơi thở" hiện đại.

Chỉ có điều chương IV vẫn vắng bóng các thế hệ họa sĩ thứ hai và thứ ba. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Bùi Như Hương, thuộc nhóm tác giả cuốn sách, giải thích sở dĩ như vậy là vì một số họa sĩ như Đình Cường, Mai Chửng, Hồ Thành Đức…, tạm xếp vào "thế hệ thứ hai", đã được nhắc đến khá kỹ ở phần Mỹ thuật miền Nam trước và sau 1975.

Hơn nữa, đối với hai họa sĩ này cần phải có đủ thời gian và độ lùi nhất định để thẩm định nghệ thuật của họ, trong khi MTVNHĐ chỉ dừng lại ở thời điểm 1986, trước Đổi mới.

Theo Thể thao và Văn hóa
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên