Nhiều vật dụng gia đình cũ bỏ đi như chảo nấu ăn, giường, cánh cửa, bóng đèn... đều có thể tái chế thành đồ vật trang trí đẹp mắt
Chia sẻ về ý tưởng của mình, anh Thơ cho biết quê hương Yên Phong, Bắc Ninh của anh đang trong vòng quay của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khiến môi trường ở đây trở nên ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là khu vực các khu công nghiệp, làng nghề đúc đồng, đúc nhôm, làm gỗ.
Đặc biệt là những năm gần đây, con sông Cầu gắn liền với tuổi thơ của anh trở nên ô nhiễm quá nặng, đổi thành một màu đen đục, chứa đầy rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp khó tiêu huỷ.
Nhiều người thân trong gia đình và những người thân quen gần nhà của anh đã qua đời vì căn bệnh ung thư. Tình trạng này khiến anh cảm thẩy đau lòng và nhận ra rằng con người đang huỷ hoại chính cuộc sống của mình.
Anh nảy sinh ý tưởng về việc làm một quán cà phê bằng đồ tái chế. Nhờ sự giúp đỡ của hai người bạn thân, anh Thơ đến khắp các bãi rác, bãi phế liệu tại Hà Nội để tìm kiếm, mua lại các nguyên vật liệu, từ rác thải cơ khí như các bộ phận của máy móc, rác thải sinh hoạt như các loại chai lọ, vật dụng, nội thất gia đình... đến rác thải xây dựng như thùng sơn bỏ đi.
Những chiếc đèn được làm bằng lọ thuỷ tinh cũ
Tất cả phế liệu được anh tút tát, lắp ghép, sơn sửa lại tạo thành những chiếc bàn, chiếc ghế, đèn trang trí, cốc uống nước, bức vách... độc đáo.
"Những vật liệu này thường không quá đắt, giúp giảm được chi phí xây dựng nhưng cũng đòi hỏi công sức chế tác lại"- chủ quán chia sẻ. Anh cũng cho biết để có nhiều ý tưởng phong phú, anh đã lựa chọn nhiều chất liệu khác nhau bao gồm gỗ, sắt, cao su, composite, nhựa, gốm sứ, kính.
Đàn chuồn chuồn làm từ chai nhựa và những bức bích hoạ những hình ảnh quen thuộc của Hà Hội thường xuyên được mọi người chụp ảnh kỷ niệm
1.000 chai nhựa trang trí và làm một mái hiên đầy màu sắc
Việc xây dựng quán cà phê tái chế của anh Thơ không đơn thuần chỉ là việc nhặt nhạnh những đồ cũ, đồ bỏ mà còn phải dựa trên 3 tiêu chí: độc đáo, là đồ tái chế và có thể tự làm (handmade). Chính điều này đã giúp anh tạo ra được những sản phẩm "độc nhất vô nhị".
Một bộ phận của chiếc máy tuốt trở trở thành chiếc đèn chùm lung linh
95% nội thất trong quán được làm từ đồ tái chế, chi phí xây dựng là 1,5 tỉ đồng. Việc sử dụng vật liệu tái chế và vận dụng tối đa năng suất lao động của bản thân đã giúp anh tiết kiệm được chi phí một cách đáng kể, giảm một nửa chi phí xây dựng cho một quán cafe có quy mô tương đương.
Anh Thơ mua 400 chai thủy tinh nhưng chỉ làm được 100 cốc thủy tinh, vì việc cắt thủy tinh không hề đơn giản, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mẩn
Với tôn chỉ hoạt động "reduce - reuse - recycle" (giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế), anh Thơ mong rằng quán sẽ đóng góp được phần nào trong việc bảo vệ môi trường, cũng như nâng cao nhận thức cộng đồng, lan tỏa được thông điệp bảo vệ thiên nhiên đến với mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
Một bộ bàn ghế độc đáo làm từ chiếc xe Minsk cũ
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận