10/11/2009 07:39 GMT+7

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: Không thủy điện nào không có quy hoạch

CẦM VĂN KÌNH ghi
CẦM VĂN KÌNH ghi

TT - Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 9-11, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải thừa nhận hiện nhiều nơi chưa có quy trình vận hành liên hồ chứa thủy điện. Tuy nhiên, ông khẳng định lũ lụt nhiều nơi vừa qua không phải do các hồ thủy điện xả lũ.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: Không thủy điện nào không có quy hoạch

TT - Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 9-11, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải thừa nhận hiện nhiều nơi chưa có quy trình vận hành liên hồ chứa thủy điện. Tuy nhiên, ông khẳng định lũ lụt nhiều nơi vừa qua không phải do các hồ thủy điện xả lũ.

ImageView.aspx?ThumbnailID=374191
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trả lời báo chí tại Quốc hội - Ảnh: V.Dũng

- Không một thủy điện nào được xây dựng mà không có quy hoạch. Không một quy hoạch nào được phê duyệt mà không có ý kiến của địa phương. Cũng không có quy hoạch nào được duyệt mà không đáp ứng tính hợp lý, cần thiết, an toàn. Quy hoạch đó không hợp lý chỗ nào thì các nhà khoa học có thể có ý kiến và cần chỉ rõ.

>> Tranh luận chuyện hồ thủy điện xả lũ>> Thủy điện xả lũ: cần có “nhạc trưởng”>> Thủy điện xả lũ, Tuy Hòa lãnh đủ  >> Bài học đắt giá 

* Một dòng sông hiện có cả chục đập thủy điện, như thế là quá nhiều? Ông đánh giá thế nào về quy hoạch thủy điện hiện nay?

- VN có quy định, có luật rất rõ ràng. Các nhà máy thủy điện đều phải có quy hoạch bậc thang và phải được địa phương phê duyệt. Dự án nào không hợp lý, như thủy điện Đắc My 4 vừa qua, địa phương có ý kiến có thể ảnh hưởng đến hạ du thì các bộ phải ngồi lại ngay. Nếu dự án đó không hợp lý thì không thể được cấp phép.

Khi duyệt bậc thang thủy điện đều phải tính nước hạ lưu sẽ thế nào. Có dư luận cho rằng “phá rừng làm thủy điện”. Có công trình nào vượt qua được các quy định đâu? Hiện chúng ta có 3.500 hồ thủy điện và thủy lợi. Số lượng hồ thủy lợi lớn hơn gấp nhiều lần thủy điện, đều phải vận hành theo đúng quy trình. Các hồ trước mùa lũ phải dành dung tích chống lũ. Bây giờ có ý kiến đòi xem lại số lượng thủy điện. Nhưng 70% lưu vực sông chảy vào VN ở nước ngoài, VN cũng được đánh giá sẽ là quốc gia thiếu nước, các quốc gia láng giềng có thể làm đập và nước về VN sẽ ít đi.

Các thủy điện miền Trung vừa qua lũ đã phải cảnh báo sẽ có hạn hán. Nếu không có hồ thì lấy nước đâu cho tưới tiêu mùa khô? Không có hồ chứa VN sẽ không có nước cho nông nghiệp, cho sinh hoạt. Nếu không làm thủy điện, ta vẫn phải xây hồ chứa, thực tế nhiều tỉnh vẫn đang có văn bản xin. Miền Trung đa số thiếu nước, không tỉnh nào dồi dào về nước nên chính sách của chúng ta là tiếp tục phải xây hồ chứa nước.

* Thưa Phó thủ tướng, nhiều ý kiến lo ngại các hồ thủy điện không xả lũ trước khi bão về, đến khi lũ về mạnh mới xả nên gây ngập lụt trên diện rộng. Ông đã kiểm tra chưa?

- Ngay từ cơn bão số 9 báo chí nói nhiều, tôi đã yêu cầu lập các đoàn kiểm tra. Cụ thể thủy điện A Vương, thực tế cho thấy thủy điện này đã vận hành đúng quy trình. Trước khi lũ về, thủy điện này xả nước về đúng mực nước chống lũ. Sau đó do lũ về quá lớn, hết dung tích chống lũ, họ phải xả để bảo vệ đập.

Lúc đó, Thủ tướng có ra lệnh cũng không được đóng vì vỡ đập thiệt hại còn khủng khiếp hơn. Nhiều người nói thực tế thủy điện không cắt được lũ nhưng không một nhà máy nào cắt được hết lũ nếu quá khả năng của nó...

Nếu thủy điện A Vương sai quy trình thì chúng tôi kỷ luật ngay. Nếu có sai phạm thì phát hiện xử lý ngay để làm gương nhưng kiểm tra mới thấy họ làm đúng. Sở dĩ chúng ta bị lụt không phải do thủy điện, vì các trận mưa lũ vừa rồi đều lớn cả. Sông Ba Hạ vừa qua chúng ta sơ tán hơn 10.000 dân. Mấy trận lũ vừa rồi đều ngoài quy luật, tạo ra bài toán khó. Tôi xin khẳng định lũ lớn ở Phú Yên vừa qua không phải do thủy điện. Ba huyện bị thiệt hại lớn ở Phú Yên vừa qua là những huyện không có nhà máy thủy điện. Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ ở phía nam, xả không gây chết ai cả. Người chết ở tận Đồng Xuân lại nói do thủy điện ở tận phía nam.

* Qua trận lũ vừa rồi cho thấy các thủy điện không nghe dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn trung ương? Hệ thống cảnh báo lũ cũng không hiệu quả?

ImageView.aspx?ThumbnailID=371213
Thủy điện ZaHung trên sông A Vương (huyện Đông Giang, Quảng Nam) đang xả lũ -Ảnh: Đ.NAM
ImageView.aspx?ThumbnailID=374244
Em Trương Công Hưng (xóm Trường, thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, Phú Yên) khóc nức nở khi mọi người tìm thấy xác của bố mẹ em bị chôn vùi dưới lớp cát vào sáng 5-11 sau cơn lũ tràn qua - Ảnh: Quang Phương

- Các thủy điện luôn phải sử dụng thường xuyên thông tin khí tượng vì không có thông tin này họ sẽ không biết phải tích, xả nước ra sao. Chỉ có điều nơi này có thể nghe đài trung ương, nơi kia nghe trung tâm dự báo của tỉnh. Còn hệ thống cảnh bão lũ chính là khâu chúng ta phải rút kinh nghiệm. Các trạm quan trắc lũ đều được xây dựa trên mực nước các trận lũ lịch sử. Tuy nhiên, nay lũ trên cả mức lịch sử cũ nên nhiều trạm quan trắc bị cuốn trôi. Tỉnh Kontum, Gia Lai trạm quan trắc bị cuốn gần hết.

Thứ hai là mạng lưới quan trắc của ta không đầy đủ như mong muốn, đó là điều đáng lo lắng, đặc biệt ở miền Trung. Càng dày thì khả năng phát hiện mưa lũ càng tốt vì càng ngày mưa lũ cục bộ càng nhiều. 70% lưu vực các con sông chảy vào VN là ở nước ngoài trong khi khả năng quan trắc tại nước ngoài của ta chưa có. Sắp tới sẽ phải tính toán mua lại số liệu quan trắc của nước bạn để phát hiện lũ tốt hơn.

* Nhiều địa phương cho rằng trước đây không có hồ thủy điện thì không ngập lớn như vậy. Quy trình vận hành liên hồ chứa đang có vấn đề đã gây ảnh hưởng?

- Trước đây chưa có nhà máy không có lũ lớn thế vì thời đó lượng mưa không nhiều như gần đây. Vừa rồi người chết nhiều không phải ở khu vực ảnh hưởng của xả lũ thủy điện vì chúng ta đã biết trước và cho sơ tán kịp thời. Chết người nhiều ở những chỗ ta chưa lường trước được. Đó là hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu, ta chưa tính toán hết.

Còn quy trình vận hành liên hồ chứa, liên lưu vực - nơi có nhiều con sông cùng đổ vào - thì đúng là nhiều nơi ta chưa có. Nhưng tôi khẳng định không phải do vậy mà khiến lũ ngập. Chúng tôi đã có yêu cầu các bộ phải nhanh chóng làm quy trình liên hồ chứa, mục đích là để đảm bảo các nhà máy thủy điện phải vận hành vì lợi ích chung, ngay cả khi lợi ích của mình có bị ảnh hưởng.

CẦM VĂN KÌNH ghi

CẦM VĂN KÌNH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên