Phóng to |
Theo cơ quan sở hữu công nghiệp Saudi Arabia (Modon), kế hoạch này nhằm dung hòa đạo luật hà khắc của Sharia, đưa đất nước bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới hiện đại.
Nằm ở phía đông của thành phố Hafuf với vốn đầu tư khoảng 84 triệu USD, thành phố này đang được thiết kế và bắt đầu khởi công năm sau. Tại đây sẽ tạo ra khoảng 5.000 việc làm ở các ngành công nghiệp dệt may, hóa dược, chế biến thực phẩm và phụ nữ sẽ là người điều hành, công nhân cũng là phụ nữ.
Mặc dù đạo luật Sharia không cấm phụ nữ làm việc nhưng thống kê cho thấy chỉ có 15% lao động nữ trong tổng số lực lượng lao động cả nước. Kế hoạch này phù hợp với tham vọng của chính phủ về việc để phụ nữ tham gia một cách chủ động hơn trong việc phát triển đất nước. Một trong số những mục tiêu đã nêu là tạo việc làm, đặc biệt cho những phụ nữ trẻ tuổi.
Ông Saleh Ah-Rasheed - phó tổng giám đốc Modon - cho biết: “Tôi tin rằng phụ nữ có thể chứng tỏ được năng lực của mình ở tất cả lĩnh vực, qua đó họ sẽ tìm ra được sự thú vị cũng như hiểu được công việc nào phù hợp với bản chất, sở thích của họ".
Theo kế hoạch ban đầu, vào mùa hè năm nay phụ nữ bắt đầu thay thế nhân viên nam trong các cửa hàng mỹ phẩm, và nửa năm nữa họ sẽ thay thế những nhân viên nam trong các cửa hàng bán đồ lót nữ.
Tháng 9-2011, vua Abdullah đã đưa ra quyết định phụ nữ có thể bỏ phiếu và tham gia ứng cử trong các cuộc bầu cử ở địa phương năm 2015.
Ngoài ra, Saudi Arabia vẫn là đất nước duy nhất trên thế giới cấm phụ nữ lái xe, vì thế Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã tốn rất nhiều công sức để thuyết phục họ cho phép phụ nữ lần đầu tiên tham gia Thế vận hội.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận