14/08/2013 04:23 GMT+7

Côn Đảo, 18 năm tình nguyện

TRƯƠNG VĂN ÚT
TRƯƠNG VĂN ÚT

TT - Tốt nghiệp ĐH Văn hóa TP.HCM, tôi đầy khát khao và nhiệt huyết. Nên dù chưa biết Côn Đảo ở đâu và như thế nào, tôi vẫn đăng ký và là người cuối cùng được bổ sung trong số 14 thành viên đội “Trí thức trẻ xây dựng Côn Đảo” do Thành đoàn TP.HCM tổ chức.

esMWrtFp.jpgPhóng to
Họa sĩ Lê Nhật Quang Huy và logo Mùa hè xanh -Ảnh: Q.L.

Người thiết kế logo Mùa hè xanh

Không có gợi ý song cảm hứng tích tụ từ nhiều năm sống với phong trào đã có dịp tuôn ra, để chỉ trong lần phác thảo đầu tiên anh đã hoàn thành logo Mùa hè xanh mà không phải chỉnh sửa gì. “Đó là trang sách mở ra với chữ Mùa hè xanh phân bổ hai bên, chính giữa có ngọn lửa. Tôi chọn màu xanh vì nó biểu hiện cho sức sống tuổi trẻ, ngọn lửa với ba màu vàng, cam, đỏ chính là nhiệt huyết tuổi trẻ và mong ước phong trào ngày càng phát triển. Ngọn lửa, trang sách cách điệu như hình chữ S, V chính là viết tắt của hai chữ sinh viên” - họa sĩ Lê Nhật Quang Huy lý giải về tác phẩm do mình thiết kế.

Họa sĩ Quang Huy vốn không xa lạ với hoạt động phong trào, nhất là hoạt động Đội, vì anh thuộc thế hệ đầu tiên sinh hoạt tại Nhà Thiếu nhi TP.HCM. Nhiều năm qua anh lại được biết đến trong vai trò đạo diễn, dàn dựng các chương trình ca múa nhạc của thiếu nhi TP dự hội diễn, liên hoan văn nghệ thiếu nhi toàn quốc hè hằng năm. (Q.Linh)

Ngày lên đường, vì là người nhỏ nhất, tôi được các phóng viên phỏng vấn rất nhiều. Các anh chị hỏi tôi: “Em dự định sẽ làm gì để xây dựng Côn Đảo?”. Tôi trả lời thật thà nhưng đầy quyết tâm: “Em cũng chưa biết nữa, học ở trường thế nào ra đó em phục vụ như vậy". Nhưng ngay sau cảm giác ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của Côn Đảo nhìn từ trên máy bay, quãng đường 12km từ sân bay về trung tâm thị trấn, Côn Đảo trông tẻ nhạt và tĩnh lặng. Tôi bất chợt nhớ TP và quê nhà. Trước khi máy bay đưa các anh Thành đoàn về lại TP.HCM, tôi đến gặp anh Nguyễn Văn Đua rưng rưng xin phép cho tôi về lại Sài Gòn. Anh đã cùng mọi người động viên tôi nhiều nhưng nhìn chiếc máy bay cất cánh, nước mắt tôi tuôn trào.

Đêm đầu tiên trên đảo, nghe từng con sóng vỗ, tiếng hàng dương rì rào, tôi thấy xấu hổ vì cái nhụt chí thoáng qua khi xin về lại TP và tự hứa “phải làm gì đó để xứng đáng với hơn hai vạn người đã an nghỉ nơi đây". Hừng sáng, tôi ra nghĩa trang Hàng Dương thắp nén nhang với ước nguyện chân cứng, đá mềm.

Sau mấy ngày tìm hiểu dân cư, tôi gặp lãnh đạo trình bày nguyện vọng mở lớp kịch để xây dựng phong trào văn nghệ cho Côn Đảo, kèm theo giáo trình, kế hoạch rõ ràng. Lớp kịch Côn Đảo đầu tiên đủ thành phần: cán bộ, công chức, sĩ quan, bộ đội, học sinh... với 70 người được khai giảng. Thành công của khóa 1 giúp tôi tự tin mở những khóa tiếp theo và đầu năm 1996, câu lạc bộ kịch nói hình thành.

Tháng 10-1996, lần đầu tiên Liên hoan sân khấu huyện Côn Đảo được tổ chức để chọn các hạt nhân nòng cốt dự Liên hoan sân khấu Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tiết mục được trao huy chương vàng, cá nhân tôi cũng được một huy chương vàng. Sau lớp kịch là lớp tài tử cải lương. Đến nay chúng tôi đã mang về cho Côn Đảo hàng chục giải thưởng. Tôi thấy mình ngày càng thêm yêu, càng muốn gắn bó với mảnh đất này.

Tôi nhớ ngày kết thúc chương trình, anh Nguyễn Văn Đua vỗ vai tôi hỏi: “Em còn khóc và đòi về TP nữa không?”.

Tôi bắt tay anh: “Em sẽ ở lại để phục vụ đảo". Mới đó mà đã gần 20 năm. Giờ tôi đang là quyền giám đốc Thư viện Côn Đảo. Chặng đường dài được bắt đầu từ phong trào tình nguyện đã cho tôi trưởng thành, tự tin và vững vàng hơn. Côn Đảo hôm nay thay đổi nhiều và tôi tự hào vì có bàn tay mình trong đó. Chúng tôi vẫn từng ngày cùng anh em góp sức mình để thực hiện lời hứa đáp đền một phần sự hi sinh của những người đã mãi mãi nằm lại nơi mảnh đất thiêng này.

TRƯƠNG VĂN ÚT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên