Phóng to |
Học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) |
Máy lia sang Montpellier, thành phố phía nam nước Pháp, có con đường thật đẹp tên: Nguyễn Phùng. Một nhóm người Pháp, Việt tự hào nói với đạo diễn Trần Văn Thủy: "Nguyễn Phùng là người Việt đầu tiên và duy nhất được đặt tên phố ở Montpellier và ở Pháp. Ông là con trai cụ Nguyễn Văn Vĩnh, nhà văn hóa lớn người Việt". Đó là hai cảnh trong bộ phim tư liệu Mạn đàm về người man di hiện đại.
Nguyễn Văn Vĩnh là ai?
Tháng 6-1999, Hội đồng nhân dân TP. HCM quyết định đổi tên đường Hậu Giang dài 400m thành đường Nguyễn Văn Vĩnh. Lý do: Nguyễn Văn Vĩnh có công đầu khai sáng việc dùng chữ quốc ngữ cho người Việt đầu thế kỷ 20, với câu nói nổi tiếng: Nước Nam ta mai sau này hay, dở cũng là ở chữ quốc ngữ!
Phóng to |
Để được nhìn nhận như ngày nay, Nguyễn Văn Vĩnh và gia đình trong vài chục năm đã chịu không ít bi kịch bị hiểu lầm và đánh giá sai lệch.
Bởi vậy, phim Mạn đàm về người man di hiện đại, bốn tập, dài 215 phút, thoạt đầu chỉ mang nghĩa "hướng nội": phim tư liệu gia đình. Người cháu nội Nguyễn Lân Bình, sinh 1951, viên chức Bộ Ngoại giao, năm 2006 thay mặt dòng họ làm phim với khao khát tìm lại danh dự cho gia tộc, làm rõ sự thật về cuộc đời và sự nghiệp của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Phim ra đời nhân 125 năm ngày sinh Nguyễn Văn Vĩnh (15-6-1882 - 15-6-2007), 100 năm Đông kinh nghĩa thục, 100 năm Đăng Cổ Tùng báo (tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên ở Bắc kỳ) là hai sự kiện lịch sử mà Nguyễn Văn Vĩnh tham gia với tư cách người trong cuộc. Đạo diễn - NSND Trần Văn Thủy, quay phim Nguyễn Sỹ Bằng hoàn tất bộ phim sau một năm.
"Người man di hiện đại"
Phóng to |
Góc đường Nguyễn Văn Vĩnh - Thăng Long (gần khu vực sân bay Tân Sơn Nhất) ở P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: N.C.T. |
Nguyễn Văn Vĩnh mang bi kịch người trí thức "Tây học" tiền phong trong lĩnh vực: văn hóa, văn minh, báo chí, văn học, nghệ thuật... của VN nửa đầu thế kỷ 20. Bởi vậy, các nhà làm phim có lý khi đặt tên và chọn phương pháp mạn đàm. Phim xuất hiện hai dòng nhân vật, hai góc nhìn: trong và ngoài gia tộc Nguyễn Văn Vĩnh.
Từ "điểm nhìn" riêng, các nhân vật bày tỏ ý kiến dân chủ về "người man di hiện đại" - cách gọi mà Nguyễn Văn Vĩnh đã tự đặt cho mình. Nhiều cảnh quay cảm động về người trong gia đình biểu lộ đau buồn, phẫn nộ, tủi hổ vì bị người đời coi khinh, là con cháu của Nguyễn Văn Vĩnh, "bồi bút", "tay sai" thực dân Pháp. Nhiều tâm sự chứa chan nước mắt qua lời kể của con gái, con trai, con dâu, cháu ngoại, cháu nội... khiến người xem rơi lệ.
Mạn đàm từ góc độ chuyên môn, các nhà văn hóa, nhà sử học, nhà văn, nghệ sĩ, nhà báo... đều đánh giá Nguyễn Văn Vĩnh trên tinh thần tôn vinh sự thật. Phan Huy Lê đánh giá: Nguyễn Văn Vĩnh là nhà tư tưởng dân chủ VN đầu tiên mang tính khai sáng. Đinh Xuân Lâm: Nguyễn Văn Vĩnh là người yêu nước, thấm nhuần tư tưởng cách mạng dân chủ Pháp. Nguyễn Huệ Chi bức xúc: Không biết "hù dọa" nào khiến ta không dám gọi Nguyễn Văn Vĩnh là nhà yêu nước?
Phan Thị Minh, cháu ruột cụ Phan Châu Trinh, đồng thuận: Vì yêu nước, thương nòi, đời Nguyễn Văn Vĩnh mới bi kịch! (phim có cảnh sông Sêpôn, nơi cuối đời, tránh vỡ nợ, sang Lào tìm vàng, ông chết thảm ở tuổi 54 trên thuyền độc mộc, tay vẫn cầm cây bút viết dở thiên ký sự tiếng Pháp Một tháng với những người tìm vàng). Philipe ở Viện Viễn Đông Bác Cổ (Pháp) hóm hỉnh: Nguyễn Văn Vĩnh luôn nghĩ mình ngang hàng người Pháp; người Pháp giận, bởi Vĩnh thiếu mặc cảm nhược tiểu!
Cụ Vĩnh có ba vợ chính thức, 10 trai, 5 gái. Năm người rất nổi tiếng: Nguyễn Giang, Nguyễn Nhược Pháp đều có mặt trong Thi nhân Việt Nam, Nguyễn Phổ - tình báo viên, Nguyễn Phùng (được đặt tên phố ở Pháp), Nguyễn Dực (đã mang toàn bộ trang kỹ thuật của riêng hiến tặng Đài Tiếng nói VN tháng 8-1945 và lắp đặt toàn bộ hệ thống trang âm tại quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945). |
Không ngẫu nhiên, các nhà làm phim quyết phục dựng bối cảnh Hà Nội đầu thế kỷ 20 bằng ảnh đen trắng. Qua ảnh, Hà Nội thời đó như ngôi làng to, nhà lụp xụp, đường đất chưa trải nhựa. Bờ bãi sông Hồng hoang dại cỏ may, thuyền bè tấp nập, chưa có cầu Doumer (Long Biên). Bố mắng cậu Vĩnh 8 tuổi: "Mày muốn chăn bò hay kéo quạt?", khiến Vĩnh thành thằng nhỏ kéo quạt thuê cho lớp đào tạo thông ngôn do người Pháp mở ở đình Yên Phụ.
Kéo quạt, học lỏm tiếng Pháp, nhắc bài học sinh kém. Thầy hỏi, chưa ai kịp trả lời, Vĩnh nhanh nhảu "cầm đèn chạy trước ôtô”. Thầy coi Vĩnh là "thần đồng tiếng Pháp", đề nghị hiệu trưởng cho Vĩnh học chính thức lớp thông ngôn. Tuổi 14, Nguyễn Văn Vĩnh đỗ đầu khóa, được bổ ngay làm thông ngôn cho tòa sứ Lào Cai...
Người "phải lòng" chữ quốc ngữ
Một năm qua, Mạn đàm về người man di hiện đại được chiếu hơn 20 lần cho gia tộc, bạn hữu, Viện Văn học, ĐH Văn hóa Hà Nội, Tỉnh ủy Quảng Nam... Dự kiến trong tháng bảy này sẽ chiếu cho khoa Pháp văn ĐH Bách khoa, Đà Nẵng, khoa báo chí & truyền thông. Ngày 18-7, sau buổi chiếu phim tại ĐH KHXH&NV Hà Nội sẽ là cuộc đối thoại giữa sinh viên và những người làm phim... Đặc biệt, từ 215 phút, bộ phim rút gọn còn 59 phút, trình chiếu tại thành phố Montpellier, Pháp nhân Ngày quốc tế sử dụng tiếng Pháp (Francophonie), 20-3-2008, theo lời mời của hội đồng thành phố và các viện ĐH Montpellier. GS Eric Henry, ĐH North Carolina (vừa đến Hà Nội ngày 11-7), đã tự nguyện dịch phim từ tiếng Việt sang tiếng Anh, dự định chiếu ở một số trường ĐH Mỹ. |
Nguyễn Văn Vĩnh chính là một trong số đó.
Xem phim, nhớ Đào Duy Anh (Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Quan Hải Tùng Thư, Huế, 1938) đã tiên liệu cuộc đụng độ giữa phương Tây và văn hóa Việt, vốn là "cái văn hóa thích hợp cho sự sinh trưởng của một xã hội bế tỏa, đến khi xã hội ấy gặp tình thế bắt phải khai thông thì lộ ngay ra hết mọi nhược điểm. Cái bi kịch hiện thời của dân tộc ta là sự xung đột của những giá trị cổ truyền của văn hóa cũ ấy với những điều mới lạ của văn hóa Tây phương. Cuộc xung đột sẽ giải quyết như thế nào, đó là một vấn đề quan hệ đến cuộc sinh tử tồn vong của dân tộc ta vậy".
Xem phim, thấy Nguyễn Văn Vĩnh đúng là "tân Nam tử" (người nước Nam mới) biết dùng vốn "Tây học" uyên thâm, tìm đúng điểm rơi lịch sử, góp phần cá nhân giải quyết xung đột kể trên cho dân tộc Việt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận