Phóng to |
Vào bìa trong lại thấy ghi tên người biên soạn là Phạm Bích Liễu. Là một tập truyện, việc chuyển ngữ dù cho một người hoặc một nhóm người đều phải ghi là “người dịch”, sao lại có việc biên soạn ở đây?
Đến phần nội dung, việc biên tập đã phạm phải một số lỗi chính tả cực kỳ ngô nghê. Đọc truyện, có cảm giác người dịch và người biên tập bị bệnh nói ngọng: tất cả chữ “chuyện” trong sách đều biến thành “truyện”.
Tuy nhiên, khó chịu nhất là trong ba trang đầu tập sách đã có bốn lỗi sửa từ “chuồng” (nuôi gia súc) thành “truồng”. Và từ đó cho hết truyện Ma sói, tất tần tật các chữ “chuồng” đều được viết thành “truồng”.
Tương tự, một số chữ có phụ âm “ch” đều bị sửa thành chữ mang phụ âm “tr” thật khó hiểu: “chung thủy” bị biến thành “trung thủy” (tr. 366), “chùng xuống” biến thành “trùng xuống” (tr. 375). Và đến chữ “chuẩn bị” cũng bị biến thành “truẩn bị” thì người đọc hết kiên nhẫn và đành nghĩ là quyển sách này không được sửa morasse.
Với giấy phép ghi rõ do NXB Văn Học cấp, nhưng khung lưu chiểu lại ghi nhập nhèm “nộp lưu chiểu năm 2005”. Đây là việc làm trái qui định, vì từ trước đến nay thời hạn nộp lưu chiểu luôn phải ghi cụ thể tháng nào trong năm, đối với các chương trình sách dài hơi, có thể ghi quí nào trong năm.
Tuy nhiên, theo kiểm tra của chúng tôi thì cho đến nay, kho lưu chiểu của Cục Xuất bản vẫn chưa hề ghi nhận tựa sách này được nộp lưu chiểu.
Phía NXB Văn Học cho biết đây là loại sách kế hoạch B - tức sách liên kết với tư nhân thực hiện. Nghiêm trọng hơn, chính ông Nguyễn Văn Cừ - giám đốc NXB Văn Học - cho biết từ tháng 12-2005 ông đã có công văn gửi ông Nguyễn Quốc Tuấn - đối tác liên kết làm tựa sách này - với thông báo “không đồng ý nộp lưu chiểu, không cho lệnh phát hành cuốn sách này” và “đề nghị đối tác thu hồi tiêu hủy ngay”.
Thế nhưng nửa năm qua, quyển sách “không cho lệnh phát hành” và đã được đề nghị thu hồi vẫn cứ bán dài dài tại các cửa hiệu sách.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận