16/01/2018 10:55 GMT+7

Luật sư đề nghị đổi tội danh bị cáo Trịnh Xuân Thanh

HOÀNG ĐIỆP
HOÀNG ĐIỆP

TTO - Tranh luận với VKS về hành vi của bị cáo Trịnh Xuân Thanh, các luật sư đổ trách nhiệm việc ký hợp đồng 33 cho PVPower và đặt nghi vấn nhân chứng bị dẫn dắt khai bất lợi cho bị cáo Thanh.

Luật sư đề nghị đổi tội danh bị cáo Trịnh Xuân Thanh - Ảnh 1.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa

Sáng nay, 16-1, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT Tập đoàn dầu khí (PVN) và đồng phạm tiếp tục với phần tranh luận của các luật sư bào chữa với đại diện Viện KSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại phiên tòa. 

Nhóm luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tổng công ty xây lắp dầu khi (PVC)  "đăng đàn" bảo vệ cho thân chủ của mình.

Trách nhiệm của PVPower ở đâu?

Trịnh Xuân Thanh bị xét xử về 2 tội danh cố ý làm trái và tham ô.

Hành vi cố ý làm trái của bị cáo Thanh được xác định: khi chỉ đạo ký hợp đồng 33 giữa PVC với Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower),  biết rõ PVC không đủ năng lực, không đáp ứng được yêu cầu của một tổng thầu để nhận tiền tạm ứng và sử dụng số tiền tạm ứng này sai mục đích gây ra thiệt hại cho nhà nước 119 tỉ đồng).

Hành vi tham ô tài sản: Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo lập quỹ ban điều hành dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, Quảng Trạch rồi lấy tiền trong quỹ tiêu xài cá nhân, Thanh bị cáo buộc tham ô 4 tỉ đồng.

Ở tội danh cố ý làm trái, các luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh cho rằng, hành vi của bị cáo Thanh phù hợp với một tội danh khác được quy định trong Bộ luật hình sự chứ không phù hợp tội cố ý làm trái. Do đó, nhóm luật sư này đề nghị hội đồng xét xử xem xét để thay đổi tội danh cho bị cáo.

Trong phần tranh luận này, nhóm các luật sư bào chữa cho bị cáo Thanh khẳng định, đối với việc ký hợp đồng 33 có sai sót, chưa đầy đủ căn cứ pháp luật thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về chủ đầu tư là PVPower. 

"Việc kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng là thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, ở một góc độ nào đó, ở 1 bên tham gia hợp đồng thì tất cả những điều gì có lợi cho PVC thì thân chủ tôi được làm" - luật sư của ông Thanh lập luận.

Đồng thời luật sư dẫn chứng lời khai của ông Vũ Huy Quang (nguyên tổng giám đốc PVPower, người liên quan trong vụ án), khẳng định ngay từ đầu ông Qnag đã biết về hợp đồng 33 không đủ điều kiện nhưng vẫn ký với PVC. 

"Vậy thì trách nhiệm của PVPower đến đâu?" - luật sư hỏi.

Nhân chứng bị dẫn dắt khai bất lợi cho bị cáo Thanh?

Luật sư cũng phản bác quan điểm của đại diện VKS trước đó cho rằng các bị cáo đã "lợi dụng cơ chế đặc thù" là không đúng.

"Vấn đề là các bị cáo vừa làm chính sách, người tiên phong mở đường thì phải chịu hậu quả. Còn thực tế PVC đã tạo công việc cho 9.000 con người có công ăn việc làm ổn định thì cần phải xem xét", luật sư nói.

Luật sư cũng đề nghị không áp dụng tình tiết tăng nặng với bị cáo Trịnh Xuân Thanh, đồng thời dẫn chứng vụ án có bị cáo làm thiệt hại đến 3.900 tỉ đồng nhưng chỉ nhận mức án rất nhẹ mà bị cáo Thanh bị cáo buộc thiệt hại 119 tỉ đồng mà bị đề nghị 13-14 năm tù là quá nặng.

Đối với tội Tham ô tài sản, luật sư nêu vấn đề là nghi ngờ lời khai của nhân chứng, cho rằng liệu có ai đó dẫn dắt để nhân chứng đưa ra lời khai bất lợi cho Thanh không? 

Ở câu hỏi nghi ngờ này, hội đồng xét xử đã nhắc nhở luật sư không làm tổn hại đến người khác.

Tự bào chữa, ông Trịnh Xuân Thanh xin lỗi ông Đinh La Thăng Tự bào chữa, ông Trịnh Xuân Thanh xin lỗi ông Đinh La Thăng Bị đề nghị án chung thân, luật sư nói ông Trịnh Xuân Thanh không tham ô Bị đề nghị án chung thân, luật sư nói ông Trịnh Xuân Thanh không tham ô Đề nghị ông Đinh La Thăng 14-15 năm tù, ông Trịnh Xuân Thanh tù chung thân Đề nghị ông Đinh La Thăng 14-15 năm tù, ông Trịnh Xuân Thanh tù chung thân
HOÀNG ĐIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên