Phóng to |
Ông Nguyễn Thái Lân |
- Đây là một hiện tượng thời tiết mà không ít thì nhiều năm nào cũng xảy ra. Đối với khu vực Trung Trung bộ, hiện tượng dông lớn dẫn đến lốc xoáy, mưa đá thường tập trung vào khoảng thời gian giữa tháng tư và tháng năm, sau đó tạm lắng và quay trở lại khoảng giữa tháng tám đầu tháng chín hằng năm.
Đây chính là thời điểm giao mùa giữa các khối không khí nóng và lạnh dẫn đến việc tranh chấp thời tiết, từ đó tạo nên sự xáo trộn mạnh trong tầng không khí. Khi trong không khí có độ ẩm cao, dòng thăng (bay) không khí lớn sẽ tạo dông. Nhưng nếu dông vượt qua ngưỡng sẽ gây hiện tượng lốc xoáy và mưa đá.
Hiện tượng này thường xảy ra nhiều hơn với các vùng trung du, bán sơn địa bởi lý do vào mùa này gió mùa tây nam sau khi vượt hệ núi Trường Sơn xuống đồng bằng đã bị làm nóng lên. Các khối không khí khi bị nóng (miền Trung còn gọi là gió Lào) gặp ngay thời tiết mát dịu của đồng bằng sẽ thăng lên tạo dông gây lốc, mưa đá. Năm nay hiện tượng này xảy ra ở miền Trung khá dày.
* Vậy hiện tượng này có thể dự báo được không, thưa ông?
- Với hiện tượng này thì dự báo qua hệ thống rađa được xem là chính xác, hiệu quả nhất. Thông qua hệ thống này chúng tôi có thể phát hiện những đám mây dông lớn đang quần tụ lại với nhau, từ đó có thể đưa ra phán đoán là chúng sẽ tạo dông lớn ở một khu vực nào đó. Tuy nhiên khoảng thời gian từ lúc mây quần tụ lại đến khi xảy ra lốc xoáy, mưa đá rất nhanh, chỉ chưa đầy 1 giờ nên có dự báo được cũng khó tránh khỏi. Khi thông tin có thể xảy ra lốc xoáy, mưa đá được chuyển về đến địa phương thì sự việc đã xảy ra rồi.
* Miền Trung thường xuyên xảy ra lốc xoáy, mưa đá, vậy hiện có bao nhiêu trạm rađa được lắp đặt ở đây?
- Toàn khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi hiện chỉ có một rađa được lắp đặt tại Tam Kỳ (Quảng Nam). Điều đáng nói là trạm rađa này đã bị hỏng cách đây chừng hai tháng. Hiện chúng tôi đang đặt mua thiết bị thay thế từ Mỹ nên phải một thời gian nữa mới có thể hoạt động trở lại.
Tuy nhiên bán kính hoạt động của mỗi rađa xa nhất là 200km, do vậy nếu trạm rađa Tam Kỳ có hoạt động trở lại thì cũng không thể dự báo được tình hình dông, lốc ở những khu vực từ Thừa Thiên-Huế trở ra. Sắp tới chúng tôi sẽ đưa vào lắp đặt thêm một trạm rađa mới tại Đông Hà để phục vụ việc dự báo khu vực Bình - Trị - Thiên.
Lốc lớn ở Quảng Nam: Gần 400 nhà tốc mái, 13 người bị thương Khốn khó sau lốc dữ Quảng Nam: 1,2 tỉ đồng giúp dân khôi phục nhà cửa
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận