27/06/2019 09:17 GMT+7

Kỹ sư lý giải vì sao lò sản xuất thuốc phóng xạ bị hỏng

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO - Nhiều người bệnh phải khăn gói lặn lội ra tận Hà Nội để chụp PET/CT với chi phí khá đắt đỏ. Nguyên nhân do 'lò' sản xuất thuốc phóng xạ 18F-FDG đặt tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM bị hỏng, ngưng cả tháng nay.

Kỹ sư Nguyễn Tấn Châu lý giải vì sao hệ thống máy chụp PET/CT bị hỏng - Vdieo: HOÀNG LỘC

Kỹ sư Nguyễn Tấn Châu - Trưởng đơn vị an toàn bức xạ (Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết máy gia tốc Cyclotron (sản xuất thuốc phóng xạ) có chức năng chính là gia tốc hạt proton bắn phá vào đồng vị bền. Sau phản ứng hạt nhân thu được đồng vị phóng xạ 18F - FDG.

Từ đây tổng hợp thành thuốc phóng xạ 18F- FDG dùng tiêm cho bệnh nhân trước khi ghi hình chụp PET/CT. 

Tuy nhiên hiện nay hệ thống bia tạo ra đồng vị 18F - FDG bị lỗi kỹ thuật và buộc phải chờ phản hồi từ nhà sản xuất ở Mỹ. Do không thể sản xuất ra thuốc phóng xạ nên việc chụp PET/CT là không thể.

Theo các chuyên gia y tế, so với chụp CT hay MRI, PET/CT là một phương pháp cung cấp đồng thời hình ảnh cấu trúc giải phẫu rõ nét của CT và hình ảnh tổn thương sớm ở mức độ tế bào, mức độ phân tử của PET. 

Do vậy PET/CT có độ nhạy, đặc hiệu, tính chính xác cao và có khả năng phát hiện tổn thương hoặc bệnh lý ở giai đoạn rất sớm.

Đặc biệt đây được đánh giá là kỹ thuật chẩn đoán ung thư mới có thể tìm kiếm các vị trí ung thư di căn, phát hiện tổn thương nguyên phát của ung thư, thậm chí phát hiện ung thư ngay khi cơ thể chưa hình thành tổn thương về mặt cấu trúc, điều mà chụp CT, MRI... đều không thể phát hiện ra.

HOÀNG LỘC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên