24/07/2023 17:01 GMT+7

Khuyến khích sản xuất đất hiếm bằng công nghệ tiên tiến

Khuyến khích sản xuất nguyên tố đất hiếm riêng rẽ (REO), công nghệ tiên tiến, đảm bảo môi trường.

Khu vực gần mỏ đất hiếm Đông Pao (xã Bản Hon, huyện Tam Đường, Lai Châu) - mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam - Ảnh: Q.THẾ

Khu vực gần mỏ đất hiếm Đông Pao (xã Bản Hon, huyện Tam Đường, Lai Châu) - mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam - Ảnh: Q.THẾ

Đó là một trong những nội dung có trong quyết định số 866 về "quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050" mới được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký phê duyệt.

Theo quyết định số 866, đối với các doanh nghiệp được cấp phép mới khai thác khoáng sản đất hiếm phải gắn với dự án chế biến đến sản phẩm tối thiểu là tổng các ôxit, hydroxit, muối đất hiếm có hàm lượng TREO ≥ 95%. 

Khuyến khích sản xuất tới nguyên tố đất hiếm riêng rẽ (REO), công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, thu hồi tối đa các khoáng sản có ích đi kèm, đảm bảo môi trường, an toàn về phóng xạ.

Các dự án khai thác được quy hoạch cung cấp nguyên liệu cho các dự án chế biến theo cân đối của nhu cầu thị trường. 

Đối với sản phẩm chế biến từ quặng đất hiếm, tổng các ôxit, hydroxit, muối đất hiếm có hàm lượng TREO ≥ 95% và ôxit đất hiếm riêng rẽ (REO) cung cấp cho nhu cầu trong nước và xem xét xuất khẩu.

Ngoài ra, mục tiêu tổng quát của quy hoạch là tài nguyên khoáng sản được quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa các bon. Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại phù hợp với xu thế của thế giới.

Đối với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng như bô xít, titan, đất hiếm, crômit, niken, đồng, vàng, các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực và phải đầu tư các dự án chế biến phù hợp sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.

Hạn chế và tiến tới chấm dứt khai thác các mỏ trữ lượng thấp, phân tán, nhỏ lẻ, tập trung tài nguyên khoáng sản từ các mỏ, điểm mỏ quy mô nhỏ thành các cụm mỏ quy mô đủ lớn để đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

Không thể để Không thể để 'chảy máu' đất hiếm

Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lên tới khoảng 22 triệu tấn, được đánh giá có tiềm năng đất hiếm lớn thứ hai thế giới, có thể phát triển ngành công nghiệp đất hiếm mang lại giá trị lớn cho phát triển đất nước.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên